Lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa
Lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa

Chủ động đấu tranh chống buôn lậu

Báo cáo của Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết: Trong 5 tháng đầu năm 2024, các đội quản lý thị trường trực thuộc đã tổ chức 9 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức có hoạt động sản, xuất kinh doanh và các công chức, viên chức các xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, Cục vận động ký kết 494 lượt với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm; thực hiện tuyên truyền thông qua kiểm tra, kiểm soát 930 lượt; tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng 30 lượt, xe lưu động 391 lượt; đơn vị tổ chức tuyên truyền qua trang thông tin điện tử của Cục tại địa chỉ http://langson.dms.gov.vn 260 lượt tin bài; đồng thời, Cục đẩy mạnh việc  cử cán bộ trực duy trì, tiếp nhận thông tin, tuyên truyền đối với phản ánh của nhân dân qua qua hệ thống số điện thoại đường dây nóng...

Trong đó, tính riêng trong tháng Năm, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua các đường mòn biên giới trên địa bàn hầu như không phát sinh, do các lực lượng chức năng hai bên biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Tình hình gian lận thương mại qua hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp nhập khẩu lợi dụng chính sách về thuế, chính sách thông thoáng về các thủ tục liên quan để khai báo sai về tên hàng hóa, số lượng, thuế suất, mã số hàng hóa, xuất xứ, năm sản xuất của máy móc thiết bị.

Gian lận thương mại ở khu vực nội địa liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hoá, an toàn thực phẩm, đo lường, lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để gian lận về nguồn gốc xuất xứ vẫn lén lút diễn ra…

Trước tình hình đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện một số một số nhiệm vụ trọng tâm:

Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh dự thảo Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn; Cục thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, theo dõi, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo của các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh; thường xuyên cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh các giải pháp chỉ đạo thực hiện công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh theo nhóm ngành hàng, lĩnh vực.

Đồng thời, Cục tiếp tục lãnh đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo của cấp trên và ban hành 3 kế hoạch và 2 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn; chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc triển khai công tác quản lý thị trường, triển khai Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024, tăng cường kiểm tra các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Lãnh đạo Cục trực tiếp chỉ đạo kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính, nắm tình hình địa bàn 10 lượt đơn vị, tổ công tác…

Quản lý thị trường Lạng Sơn tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa
Quản lý thị trường Lạng Sơn tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa

Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm

Theo lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn: "Dự báo, trong thời gian tới nhu cầu mua sắm các mặt hàng điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng phục vụ mùa hè, mặt hàng đồ chơi trẻ em trong dịp quốc tế Thiếu nhi (1/6) tăng cao. Do đó, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiềm ẩn yếu tố phức tạp, luôn tiềm ẩn các hành vi vi phạm trong kinh doanh thương mại với các thủ đoạn, hình thức tinh vi. Vì vậy, Cục Quản lý thị trường tỉnh triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm":

Tiếp tục thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống; thực hiện kỷ luật, kỷ cương đối với toàn thể công chức, người lao động; quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý công chức gắn với triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

Tuyên truyền công chức và người lao động nghiêm túc tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ. Lãnh đạo các cấp nêu gương về trách nhiệm của người đứng đầu trong kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuyệt đối không để xảy ra việc công chức nhũng nhiễu, tiêu cực trong thi hành công vụ, bao che, tiếp tay cho đối tượng thuộc diện quản lý kinh doanh bất hợp pháp;

Thường xuyên quán triệt Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; lãnh đạo các phòng, đội nêu gương, làm gương, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu trong kỷ luật, kỷ cương hành chính;

Cục chỉ đạo triển khai các phương án phối hợp cùng lực lượng chức năng khu vực biên giới thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, để phòng ngừa, đấu tranh với tình trạng nhập lậu gia cầm giống nhận định sẽ phát sinh do nhu cầu tiêu thụ lớn trong mùa vụ chăn nuôi đầu năm 2024; phối hợp với cơ quan Thuế để kiểm tra, truy thu thuế về thương mại điện tử, tuyên truyền, vận động người bán hàng sử dụng hóa đơn điện tử;

Triển khai thực hiện tốt các ý kiến, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Tổng cục Quản lý thị trường về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thực hiện kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp với công tác tuyên truyền định hướng dư luận, thay đổi tích cực trong hoạt động thương mại, hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn;

Các đội quản lý thị trường thực hiện tốt vai trò thường trực Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện, tham mưu chỉ đạo các ngành chức năng trong phối hợp triển khai thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo ổn định thị trường;

Tiếp tục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm theo hình thức kiểm tra đột xuất đốt với các đối tượng vi phạm theo thẩm quyền; chú trọng kiểm soát thị trường theo nội dung Kế hoạch số 1475/KH-QLTTLS ngày 29/12/2023 về việc triển khai Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025;

Tiếp tục Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 theo Quyết định số 1416/QĐ-QLTTLS ngày 21/12/2023 của Cục Quản lý thị trường, đồng thời thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tăng cường kiểm tra đột xuất; Kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2024 theo Quyết định số 521/QĐ-BCT ngày 13/3/2024 của Bộ Công Thương;

Thực hiện kiểm tra đột xuất hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; tiếp tục kiểm tra an toàn thực phẩm tại khu vực cổng trường học; Kkểm tra các mặt hàng đồ chơi trẻ em bạo lực, không rõ nguồn gốc xuất xứ;

Triển khai công tác quản lý thị trường vật tư nông nghiệp; trong đó tổ chức phối hợp lực lượng chức năng lấy mẫu phân bón, mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm hoặc thử nghiệm để xác định hành vi, kịp thời xử lý theo quy định; tiếp tục giám sát chặt chẽ thị trường xăng dầu, đẩy mạnh rà soát đối tượng rủi ro để lấy mẫu, kiểm tra chất lượng xăng dầu trên địa bàn; chủ động phối hợp với Sở Công Thương rà soát các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn; kiểm tra việc chiếm dụng bình chứa đựng gas, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề tập trung các lĩnh vực mới.

Nguyễn Kiên