Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành sản xuất chế tạo công nghệ cao giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn dự đoán trong quý I/2024

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn dự đoán trong quý I/2024, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành sản xuất chế tạo công nghệ cao.

Công nhân làm việc bên dây chuyền sản xuất pin xe điện Octillion tại tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Công nhân làm việc bên dây chuyền sản xuất pin xe điện Octillion tại tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Trung Quốc đạt tăng trưởng 5,3% trong quý I/2024, so với một năm trước, theo số liệu được Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/4. Kết quả tăng trưởng quý I vượt xa dự báo tăng trưởng 4,6% trong cuộc thăm dò ý kiến ​các nhà kinh tế của Reuters. Nó cũng cho thấy sự tăng tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ mức tăng trưởng 5,2% trong quý trước đó.

"Nền kinh tế Trung Quốc đã có một khởi đầu tốt trong quý đầu tiên… tạo nền tảng tốt để đạt được các mục tiêu cho cả năm", ông Sheng Laiyun, người phát ngôn của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh sau khi công bố số liệu kinh tế quý I.

Tuy nhiên, đại diện Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho rằng "nền tảng cho sự ổn định và cải thiện kinh tế vẫn chưa vững chắc".

Sản xuất công nghiệp quý I của Trung Quốc đã tăng trưởng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ sức tăng mạnh mẽ của ngành sản xuất chế tạo công nghệ cao. Đặc biệt, sản xuất thiết bị in 3D, trạm sạc cho xe điện và linh kiện điện tử đều tăng trưởng đột biến khoảng 40% trong quý I.

Kết quả khảo sát chính thức cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất chế tạo của Trung Quốc trong tháng 3 đã lần đầu tiên tăng trở lại sau 6 tháng. Trong khi đó, kết quả khảo sát tư nhân của Caixin/S&P Global chỉ ra rằng chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất chế tạo của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong hơn một năm do nhu cầu bên ngoài tăng lên. Cụ thể, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất chế tạo của Caixin/S&P Global đã đạt 51,1 điểm trong tháng 3, từ mức 50,9 của tháng 2, cao hơn dự báo của các nhà phân tích là 51,0. Chỉ số PMI từ 50 điểm trở lên cho thấy ngành/lĩnh vực đạt tăng trưởng trong kỳ khảo sát.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2024, một mục tiêu mà nhiều nhà phân tích cho là tham vọng vì niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn còn yếu trong khi lĩnh vực bất động sản đang sa lầy suy thoái kéo dài.

Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã hạ lãi suất để thúc đẩy hoạt động vay vốn ngân hàng và tăng tốc chi tiêu của chính phủ trung ương nhằm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.

Cũng theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán lẻ tại nước này đã tăng 4,7% trong quý I, nhờ chi tiêu cho các hoạt động thể thao và giải trí, thuốc lá và rượu cũng như dịch vụ ăn uống.

Tương tự, đầu tư vào tài sản cố định như nhà máy, đường sá và lưới điện, đã tăng 4,5% trong quý I. Mức tăng trưởng này chủ yếu được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp nhà nước do họ bơm vốn đầu tư thêm 7,8%, trong khi đầu tư của khu vực tư nhân chỉ tăng 0,5%, còn đầu tư của khối ngoại giảm 10,4%.

Bắc Kinh đã đặt việc phục hồi tăng trưởng kinh tế thành ưu tiên hàng đầu trong năm nay và thực hiện các biện pháp mới nhằm thu hút vốn ngoại.

Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp hơn chục CEO và học giả Mỹ tại Bắc Kinh. Tại cuộc gặp này, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mời gọi các doanh nghiệp "tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc". Ông Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng Trung Quốc sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng lành mạnh và bền vững trong những tháng tới.

Năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc đạt tăng trưởng 5,2%. Đây là kết quả tăng trưởng đáng kể so với năm 2022 khi mà nền kinh tế này chỉ tăng trưởng 3% do tác động của các đợt phong tỏa chống dịch nghiêm ngặt.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã sụt giảm trong những tháng gần đây do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, từ mức tăng trưởng chậm hơn, động thái siết chặt quản lý doanh nghiệp tư nhân và dấu hỏi về triển vọng dài hạn, đã làm lung lay niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.