Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghệ An: 12 cơ sở bị xử phạt vì vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Qua kiểm tra, đoàn liên ngành đã ký quyết định xử phạt 12 cơ sở vì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổng giá trị xử phạt là 75 triệu đồng.

Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành Nghệ An đã tiến hành thanh tra tại 45 cơ sở. Trong đó, có 19 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 11 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 15 cơ sở dịch vụ ăn uống.

Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện 12/45 cơ sở có hành vi không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nghệ An: 12 cơ sở bị xử phạt vì vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm - Hình 1

 

 Đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm

Lỗi vi phạm được phát hiện tại các cơ sở này là: Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; không có tủ lưu mẫu hoặc không tổ chức lưu mẫu thức ăn; không có biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại.

Ngoài ra, các cơ sở này còn vi phạm điều kiện sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm: Sơ chế, đóng gói thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh; không tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm theo công bố của nhà sản xuất; không trang bị, sử dụng bảo hộ lao động trong thực hành sản xuất; thiếu giấy khám sức khỏe định kỳ, giấy xác nhận kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và người lao động trực tiếp.

Ngay sau đó, đoàn liên ngành đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 75 triệu đồng.

12 cơ sở vi phạm ATTP bị xử phạt gồm:

1.Siêu thị Mường Thanh Hoàng Mai (Thị xã Hoàng Mai): Không tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm theo công bố của nhà sản xuất.

2.Cơ sở chế biến giò chả Thiện Lâm (khối 19, Đông Vĩnh, TP Vinh): Không đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất; không mặc bảo hộ lao động.

3.Công ty TNHH EB Vinh (Siêu thị Big C, Quang Trung, TP Vinh): Không tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm theo công bố.

4.Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Quang (đường Phạm Hồng Thái, phường Vinh Tân, TP Vinh): Không có biện pháp ngăn chặn côn trùng và động vật gây hại.

5.Công ty TNHH Trung Hậu (đường Trần Đăng Ninh, phường Vinh Tân, TP Vinh): Không có giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

6.Cơ sở kinh doanh lương thực Trương Sỹ Thoại (xóm 6, Diễn Kỷ, Diễn Châu): Sử dụng phương tiện bảo quản không đảm bảo.

7.Cơ sở giò chả Tuấn Luyến (khối 2, thị trấn Con Cuông): Thiếu xác nhận kiến thức ATTP, không mặc bảo hộ lao động.

8.Nhà hàng Châu Liên (khối 4, thị trấn Con Cuông): Không tổ chức lưu mẫu thức ăn, không có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại.

9.Hộ kinh doanh Trần Văn Đức (khu đô thị Long Châu, Vinh Tân, TP Vinh): Sơ chế thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.

10.Nhà hàng Trung Xuân (Khối Tân Thành, phường Hòa Hiếu, TX Thái Hòa): Không tổ chức lưu mẫu thức ăn, giấy khám sức khỏe quá hạn quy định.

11.Cơ sở chế biến chè búp tươi Nguyễn Văn Tư (xóm 11, Thanh Hương, Thanh Chương): Khu vực sản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm.

12.Nhà hàng Hóa Hương Sơn (Trung tâm thương mại phường Quán Bàu, TP Vinh): Kho bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Lê Quyết

 


Bài liên quan

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.