Theo đó, ngày 18/3, Cục thuế tỉnh Nghệ An đã có Thông báo số 853/TB-CT về việc các doanh nghiệp có số nợ lớn đưa lên phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, các doanh nghiệp lớn như: Công ty Minh Khang, Xây dựng 16 – Vinaconex, An Thịnh Khang, BMC hay địa ốc Trống Đồng… bị “bêu tên” trong danh sách có nợ thuế với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Công ty TNHH thương mại Minh Khang (có địa chỉ tại só 9-11E, đường Trần Phú, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) đứng đầu danh sách nợ thuế với số tiền nợ lên đến hơn 271,8 tỷ đồng
Công ty TNHH thương mại Minh Khang đứng đầu danh sách nợ thuế với số tiền nợ lên đến hơn 271,8 tỷ đồng.

 Theo cục Thuế Nghệ An, tính đến ngày 28/2/2021, có 176 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền nợ hơn 841,8 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH thương mại Minh Khang (có địa chỉ tại só 9-11E, đường Trần Phú, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) đứng đầu danh sách nợ thuế với số tiền nợ lên đến hơn 271,8 tỷ đồng (tăng hơn 8 tỷ đồng so với tháng 11/2020).

Đứng thứ 2 trong danh sách nợ thuế là Công ty Cổ phần Xây dựng 16-Vinaconex (có địa chỉ tại số 16, đường An Dương Vương, phường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An) với số nợ hơn 58,6 tỷ đồng (tăng hơn 600 triệu so với tháng 11/2020).

Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp xây dựng và bất động sản cũng có tên trong danh sách nợ thuế như: Công ty TNHH An Thịnh Khang (Nghệ An) nợ thuế với số nợ hơn 56,7 tỷ đồng; Công ty TNHH vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại BMC (Thành phố Hồ Chí Minh) hơn 51,8 tỷ đồng; Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Trống Đồng (Nghệ An) hơn 44,8 tỷ đồng; Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 24 (Nghệ An) hơn 22,7 tỷ đồng; Công ty Cổ phần 482 (Nghệ An) hơn 20,9 tỷ đồng; Công ty TNHH Tổng Công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào (Nghệ An) hơn 19,6 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tư vấn 409 (Nghệ An) với số tiền nợ thuế hơn 204,6 triệu đồng.

Thông báo số 853/TB-CT về việc các doanh nghiệp có số nợ lớn đưa lên phương tiện thông tin đại chúng
Thông báo số 853/TB-CT về việc các doanh nghiệp có số nợ lớn đưa lên phương tiện thông tin đại chúng.

 Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Nghệ An phải đối mặt với đại dịch Covid-19, tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, ngành Thuế Nghệ An đã nỗ lực, chủ động triển khai nhiều giải pháp quản lý thuế phù hợp nên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Trong năm 2021 sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp để chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tập trung các giải pháp như: Mở rộng cơ sở thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, quản lý chặt giá tính thuế, chống chuyển giá… phấn đấu hoàn thành dự toán được giao ngay từ quý đầu, tháng đầu.

Lê Quyết