Năm 2021, Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên phạm vi rộng, tác động nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Năm 2021, Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Thu ngân sách đạt 17.985 tỷ đồng, bằng 151% dự toán Trung ương, bằng 141% dự toán HĐND và bằng 111% so với cùng kỳ. Trong đó, số thu nội địa tính cân đối trừ tiền sử dụng đất, xổ số ước đạt 12.718 tỷ đồng, bằng 133% dự toán Trung ương, bằng 130% dự toán HĐND và bằng 114% so với cùng kỳ năm 2020. Việc thực hiện dự toán thu của Cục Thuế tỉnh Nghệ An đạt tỉ lệ cao so với dự toán được giao cũng như bình quân cả nước.

Trụ sở Toàn đoàn Thiên Minh Đức (TMĐ Group) tại TP. Vinh, Nghệ An.
Trụ sở Toàn đoàn Thiên Minh Đức (TMĐ Group) tại TP. Vinh, Nghệ An.

 Trong năm 2022, Cục Thuế Nghệ An tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế; đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế, cưỡng chế nợ thuế. Cục Thuế Nghệ An cũng đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, hoàn thành chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 01/7/2022. Tham gia xây dựng thể chế, chính sách pháp luật về thuế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương nội ngành, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ.

10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất tỉnh Nghệ An năm 2021 gồm:

1. Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức: 1.820 tỷ đồng

2. Công ty Xăng dầu Nghệ An: 941 tỷ đồng

3. Công ty CP Bia Sài Gòn – Sông Lam: 816 tỷ đồng

4. Công ty CP Thực phẩm sữa TH: 322 tỷ đồng

5. Công ty TNHH một thành viên Masan MB: 294 tỷ đồng

6. Công ty CP Bia Hà Nội – Nghệ An: 286 tỷ đồng 

7. Công ty CP Xi măng Sông Lam: 252 tỷ đồng

8.  Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á: 232 tỷ đồng

9. Chi nhánh Công ty CP sữa Việt Nam – Nhà máy sữa Nghệ An : 201 tỷ đồng

10. Công ty CP Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh: 176 tỷ đồng

Lê Quyết