Còn độc quyền xuất khẩu gạo ở 2 Tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2 thì tham nhũng còn lớn hơn nữa, ăn chặn, bán quota còn lớn hơn nữa.

PGS TS Nguyễn Văn Nam - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại nêu quan điểm trước cáo buộc một quan chức thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines “đi đêm" với Tổng Công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD II) vào tháng 4/2014 trên bàn giao cho họ hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo trắng.

Phải điều tra

Nêu quan điểm về thông tin này, PGS TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, Việt Nam phải điều tra, nếu thêm điều này là thêm bằng chứng các công ty Việt Nam đều có sự móc ngoặc, không sòng phẳng và có tư lợi.

“Tôi nghĩ nếu họ phát hiện đúng, một lần nữa đòi hỏi Chính phủ, Quốc hội phải có sự giám sát đối với những công ty làm ăn với nước ngoài vì hợp đồng bán gạo cho Philippines không phải là hợp đồng thương mại mà là hợp đồng tập trung, tức là hợp đồng do thương thuyết 2 bên”, ông Nguyễn Văn Nam nói.

Cũng theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, ngay khi ký hợp đồng với Philippines, giá gạo đã thấp hơn nhiều giá gạo mà các nước đặt thầu. Nếu bây giờ phát hiện có sự móc ngoặc, chia chác chứng tỏ những lĩnh vực buôn bán mang tính công chức như của Vinafood rất dễ xảy ra tham nhũng.

"Họ chỉ là người đại diện vì vậy, thua lỗ nhà nước chịu, dân chịu còn họ ký được về, giải trình với cơ quan cấp trên về khó khăn, phải bỏ thầu thấp để trúng được thầu... Những hiện tượng này đứng ở phía chuyên gia theo dõi thì sự nghi ngờ đã có từ lâu.

Bản tin của oryza.com cáo buộc quan chứ Philippines "đi đêm" với Vinafood II trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo.

Cách làm ăn theo hợp đồng chính phủ, hợp đồng tập trung là những cái thiếu minh bạch, thiếu cạnh tranh và là môi trường tốt cho móc ngoặc và tham nhũng”, ông Nguyễn Văn Nam thẳng thắn.

Theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, để kết luận có hay không ngoài kết luận của nước ngoài thì trong nước phải trở thành một vụ điều tra rõ ràng như điều tra đường sắt trong nghi án nhận hối lộ 80 triệu Yen.

Vinafood hưởng lợi trên mồ hôi, nước mắt nông dân

PGS TS Nguyễn Văn Nam cũng cho biết, thực chất lúa gạo của Việt Nam có sức cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam mới có thể từ một nước có lượng xuất khẩu nhỏ vươn lên thành nước đứng thứ 2, thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo.

Nhưng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam chỉ có người nông dân còn các cơ quan xuất nhập khẩu gạo, công ty kinh doanh gạo như Vinafood 1, Vinafood 2 không góp được gì nhiều thậm chí còn làm giảm cạnh tranh bằng cách tranh mua tranh bán và chèn ép nông dân.

Vinafood hưởng lợi trên mồ hôi, công sức của nông dân

“Theo tôi, còn độc quyền xuất khẩu gạo ở 2 Tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2 thì tham nhũng còn lớn hơn nữa, ăn chặn, bán quota còn lớn hơn nữa. Tại Việt Nam, công ty tư nhân làm xuất khẩu gạo quá nhỏ và quá ít, không có đất để sống vì đa phần gạo Việt Nam xuất khẩu theo hợp đồng Chính phủ, hợp đồng tập trung. Nếu chuyển xuất khẩu gạo sang hợp đồng thương mại lúc đó mới tỏ rõ năng lực kinh doanh của các công ty xuất khẩu gạo”, PGS TS Nguyễn Văn Nam bày tỏ quan điểm.

Cũng theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, có những doanh nghiệp chân rết trong 2 Tổng Công ty Vinafood 1, Vinafood 2 chịu thua thiệt cũng phản ứng nhưng phản ứng có mức độ vì chịu thua lỗ ở hợp đồng này để giữ quan hệ, được chia chác ở hợp đồng khác, đây không phải mối quan hệ kinh doanh mà là mối quan hệ hành chính, xin cho.

Biện pháp giải quyết, theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, những công ty này phải được đặt vào đường ray cạnh tranh, khi đó gạo Việt Nam sẽ không thua kém gì chất lượng gạo của các nước.

Đồng quan điểm, GS Võ Tòng Xuân – chuyên gia nông nghiệp cũng cho biết, phía Việt Nam cần phải điều tra 2 Tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2 từ trước đến nay làm việc như thế nào, tại sao lại hối lộ. Đồng thời, GS Võ Tòng Xuân cũng đặt nghi vấn, nếu hối lộ xảy ra, chắc chắn họ cũng được trả lại một số tiền không nhỏ.

Cũng theo GS Võ Tòng Xuân, tại Philippines, Chính phủ phải bỏ tiền ra để bù vào khoản thua lỗ còn ở Việt Nam Chính phủ không bỏ tiền ra những bắt các công ty thành viên phải chịu trách nhiệm.

“Cuối cùng, hậu quả là nông dân luôn luôn lỗ, đây là hậu quả triền miên năm nào cũng xảy ra vì kiểu làm ăn chụp giật, đấu thầu thấp để bán được và về ép giá nông dân”, GS Võ Tòng Xuân nói.

 

Bộ Nông nghiệp sẽ kiểm tra thông tin

Chiều 13/6, trao đổi với PV báo Đất Việt về thông tin trên, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, sẽ kiểm tra thông tin.

Vinafood 2 phủ nhận cáo buộc.

Thông tin trên TBKTSG, ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó tổng giám đốc Vinafood 2 cho biết, lâu nay, những lần Philippines mở thầu thường có nhiều nước xuất khẩu gạo trong khu vực như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan tham gia và nguyên tắc là ai bỏ thầu thấp hơn là trúng. Do đây là đấu thầu quốc tế nên không có chuyện hối lộ hay đi đêm để trúng thầu.

“Có thể họ đang có đấu đá nội bộ nên vu cáo nhau hoặc vì lý do gì đó chứ thực tế không có chuyện đó”, ông Nam nói.

Đây không phải lần đầu Vinafood 2 bị “tố cáo” là hối lộ quan chức nước nhập khẩu gạo để trúng hợp đồng.

Vào thời điểm 2001-2003, báo chí ở Indonesia đăng tin Vinafood 2 đã chuyển cho một quan chức của Cục Hậu cần Nhà nước Indonesia (Bulog) số tiền 1,5 triệu đô la Mỹ để được bán gạo cho nước này.

Nghi án Vinafood ‘đi đêm’ bán rẻ:Lỗ nặng "đè" nông dân

Còn độc quyền xuất khẩu gạo ở 2 Tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2 thì tham nhũng còn lớn hơn nữa, ăn chặn, bán quota còn lớn hơn nữa.

PGS TS Nguyễn Văn Nam - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại nêu quan điểm trước cáo buộc một quan chức thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines “đi đêm" với Tổng Công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD II) vào tháng 4/2014 trên bàn giao cho họ hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo trắng.

Phải điều tra

Nêu quan điểm về thông tin này, PGS TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, Việt Nam phải điều tra, nếu thêm điều này là thêm bằng chứng các công ty Việt Nam đều có sự móc ngoặc, không sòng phẳng và có tư lợi.

“Tôi nghĩ nếu họ phát hiện đúng, một lần nữa đòi hỏi Chính phủ, Quốc hội phải có sự giám sát đối với những công ty làm ăn với nước ngoài vì hợp đồng bán gạo cho Philippines không phải là hợp đồng thương mại mà là hợp đồng tập trung, tức là hợp đồng do thương thuyết 2 bên”, ông Nguyễn Văn Nam nói.

Cũng theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, ngay khi ký hợp đồng với Philippines, giá gạo đã thấp hơn nhiều giá gạo mà các nước đặt thầu. Nếu bây giờ phát hiện có sự móc ngoặc, chia chác chứng tỏ những lĩnh vực buôn bán mang tính công chức như của Vinafood rất dễ xảy ra tham nhũng.

"Họ chỉ là người đại diện vì vậy, thua lỗ nhà nước chịu, dân chịu còn họ ký được về, giải trình với cơ quan cấp trên về khó khăn, phải bỏ thầu thấp để trúng được thầu... Những hiện tượng này đứng ở phía chuyên gia theo dõi thì sự nghi ngờ đã có từ lâu.

Bản tin của oryza.com cáo buộc Bộ trưởng Philippines

Bản tin của oryza.com cáo buộc quan chứ Philippines "đi đêm" với Vinafood II trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo.

Cách làm ăn theo hợp đồng chính phủ, hợp đồng tập trung là những cái thiếu minh bạch, thiếu cạnh tranh và là môi trường tốt cho móc ngoặc và tham nhũng”, ông Nguyễn Văn Nam thẳng thắn.

Theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, để kết luận có hay không ngoài kết luận của nước ngoài thì trong nước phải trở thành một vụ điều tra rõ ràng như điều tra đường sắt trong nghi án nhận hối lộ 80 triệu Yen.

Vinafood hưởng lợi trên mồ hôi, nước mắt nông dân

PGS TS Nguyễn Văn Nam cũng cho biết, thực chất lúa gạo của Việt Nam có sức cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam mới có thể từ một nước có lượng xuất khẩu nhỏ vươn lên thành nước đứng thứ 2, thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo.

Nhưng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam chỉ có người nông dân còn các cơ quan xuất nhập khẩu gạo, công ty kinh doanh gạo như Vinafood 1, Vinafood 2 không góp được gì nhiều thậm chí còn làm giảm cạnh tranh bằng cách tranh mua tranh bán và chèn ép nông dân.

Vinafood hưởng lợi trên mồ hôi, công sức của nông dân

Vinafood hưởng lợi trên mồ hôi, công sức của nông dân

“Theo tôi, còn độc quyền xuất khẩu gạo ở 2 Tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2 thì tham nhũng còn lớn hơn nữa, ăn chặn, bán quota còn lớn hơn nữa. Tại Việt Nam, công ty tư nhân làm xuất khẩu gạo quá nhỏ và quá ít, không có đất để sống vì đa phần gạo Việt Nam xuất khẩu theo hợp đồng Chính phủ, hợp đồng tập trung. Nếu chuyển xuất khẩu gạo sang hợp đồng thương mại lúc đó mới tỏ rõ năng lực kinh doanh của các công ty xuất khẩu gạo”, PGS TS Nguyễn Văn Nam bày tỏ quan điểm.

Cũng theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, có những doanh nghiệp chân rết trong 2 Tổng Công ty Vinafood 1, Vinafood 2 chịu thua thiệt cũng phản ứng nhưng phản ứng có mức độ vì chịu thua lỗ ở hợp đồng này để giữ quan hệ, được chia chác ở hợp đồng khác, đây không phải mối quan hệ kinh doanh mà là mối quan hệ hành chính, xin cho.


Biện pháp giải quyết, theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, những công ty này phải được đặt vào đường ray cạnh tranh, khi đó gạo Việt Nam sẽ không thua kém gì chất lượng gạo của các nước.

Đồng quan điểm, GS Võ Tòng Xuân – chuyên gia nông nghiệp cũng cho biết, phía Việt Nam cần phải điều tra 2 Tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2 từ trước đến nay làm việc như thế nào, tại sao lại hối lộ. Đồng thời, GS Võ Tòng Xuân cũng đặt nghi vấn, nếu hối lộ xảy ra, chắc chắn họ cũng được trả lại một số tiền không nhỏ.

Cũng theo GS Võ Tòng Xuân, tại Philippines, Chính phủ phải bỏ tiền ra để bù vào khoản thua lỗ còn ở Việt Nam Chính phủ không bỏ tiền ra những bắt các công ty thành viên phải chịu trách nhiệm.

“Cuối cùng, hậu quả là nông dân luôn luôn lỗ, đây là hậu quả triền miên năm nào cũng xảy ra vì kiểu làm ăn chụp giật, đấu thầu thấp để bán được và về ép giá nông dân”, GS Võ Tòng Xuân nói.

Bộ Nông nghiệp sẽ kiểm tra thông tin

Chiều 13/6, trao đổi với PV báo Đất Việt về thông tin trên, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, sẽ kiểm tra thông tin.

Vinafood 2 phủ nhận cáo buộc.

Thông tin trên TBKTSG, ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó tổng giám đốc Vinafood 2 cho biết, lâu nay, những lần Philippines mở thầu thường có nhiều nước xuất khẩu gạo trong khu vực như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan tham gia và nguyên tắc là ai bỏ thầu thấp hơn là trúng. Do đây là đấu thầu quốc tế nên không có chuyện hối lộ hay đi đêm để trúng thầu.

“Có thể họ đang có đấu đá nội bộ nên vu cáo nhau hoặc vì lý do gì đó chứ thực tế không có chuyện đó”, ông Nam nói.

Đây không phải lần đầu Vinafood 2 bị “tố cáo” là hối lộ quan chức nước nhập khẩu gạo để trúng hợp đồng.

Vào thời điểm 2001-2003, báo chí ở Indonesia đăng tin Vinafood 2 đã chuyển cho một quan chức của Cục Hậu cần Nhà nước Indonesia (Bulog) số tiền 1,5 triệu đô la Mỹ để được bán gạo cho nước này.


Theo Đất Việt

Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE