Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghi vấn thị trường ghế massage Hải Phòng bị trà trộn hàng lậu, bị đội giá ảo

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên các phòng tập gym, erobic,…bị tạm dừng hoạt động. Có thể vì lẽ đó mà các vật dụng chăm sóc sức khỏe tại nhà được người dân chú trọng. "Ghế massage Hải Phòng có hàng lậu hay không? Hỏi Quản lý thị trường Hải Phòng thì biết", một người tiêu dùng nói.

Nghi vấn về việc mặt hàng ghế mát xa bị đội giá, bị che giấu nguồn gốc, xuất xứ, chỉ bảo đảm bằng “miệng” của một số chủ cửa hàng, PV Thương hiệu & Công luận đã mục sở thị tại một số cửa hàng bán ghế massage để tìm hiểu về mặt hàng này.

Ghế massage công nghệ Nhật Bản nhưng sản xuất tại Trung Quốc

 Một đại lý trên đường Võ Nguyên Giáp là cơ sở kinh doanh ghế massage và nhiều sản phẩm khác dành cho chăm sóc sức khỏe, gần đây mới khai trương.

Chúng tôi được nhân viên bán hàng tại đây giới thiệu tất cả "các loại mặt hàng ở đây là thương hiệu Nhật Bản lắp ráp theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Trung Quốc". Quan sát một vòng, PV Thương hiệu & Công luận thấy, những sản phẩm bày bán, giới thiệu tại đây - lại không thấy để giá niêm yết. Mà giá từng loại sản phẩm đều do nhân viên tư vấn bán hàng giới thiệu.

Nhân viên bán hàng nhiệt tình giới thiệu ưu đãi khai trương,  "nếu mua ngay sản phẩm như 01 chiếc ghế có giá 50 triệu đồng giảm còn 45 triệu đồng và được tặng kèm 01 máy chạy bộ trị giá tầm 10 triệu đồng". PV tính nhẩm, như vậy một chiếc ghế massage có giá 50 triệu đồng sau khi giảm chỉ còn khoảng 35 triệu đồng.

"Hầu hết các ghế massage tại Việt Nam là sản xuất tại Trung Quốc", anh A chia sẻ. 

Tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ và chế độ hậu mãi gồm phiếu bảo hành, các chế độ bảo hành kèm theo sau khi mua sản phẩm thì nhân viên chia sẻ: “Không hãng nào có giấy đó cả”. Cách bảo hành của hãng là “dựa vào số seri trên hệ thống, chỉ cần liên hệ với chúng em”.

Theo tìm hiểu của PV Thương hiệu & Công luận thì Hasuta là thương hiệu mới được thành lập vào đầu năm 2021, thuộc tập đoàn UKG là đơn vị sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh bán lẻ của Việt Nam chứ không phải của Nhật Bản.

Vậy, việc nhân viên bán hàng giới thiệu là ghế Nhật Bản và mập mờ thông tin như trên, Quản lý thị trường Hải Phòng có biết? Hay cũng lại giống như ông Nguyễn Bá Lộc, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hải Phòng nói về người tiêu dùng thông minh của Hải Phòng là "sính ngoại", có "tý ngoại" vào thì mới dễ bán. Quả thật, ông Cục phó Lộc hiểu người tiêu dùng Hải Phòng từ "chân tơ kẽ tóc", từ người mua hàng "chợ" đến người tiêu dùng "quan chức", có điều kiện kinh tế.

Thị trường ghế massage “vàng thau lẫn lộn”

Bên cạnh Hasuta, tại Hải Phòng đã có sự góp mặt của nhiều cửa hàng bán các loại ghế massage, máy chạy bộ, máy rung cơ,...như: Yoshaki, Kagawa, NaGoya, Tohoku, Funiko, Kenji sport, Washima, Fujikashi, Tài Phát, KLC, Elipsport, Oreni, Okusaki, Queen Crown, Osaka, Dr. Care, Fuji Luxury, Atochi, Japa,....

Có một điểm chung của các sản phẩm là hầu hết đều được sản xuất tại Trung Quốc nhưng đều được giới thiệu là sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, số ít là theo công nghệ của Mỹ.

Nghi vấn không xuất được hóa đơn thì chỉ có thể là hàng lậu
Nghi vấn không xuất được hóa đơn thì chỉ có thể là hàng lậu. 

Thực tế tại số 312 Tô Hiệu Hải Phòng, PV được người bán hàng khẳng định "những sản phẩm mang tên Kagawa, Kenji là hoàn toàn của Trung Quốc, được nhập khẩu và phân phối về Việt Nam. Tên các sản phẩm này là do công ty nhập khẩu đặt". Nhân viên bán hàng trao đổi: “Thời điểm này, Công ty không thể xuất được hóa đơn đỏ, hóa đơn điện tử có thuế cho khách hàng” nếu khách hàng mua sản phẩm thì chỉ có hóa đơn bán hàng của cửa hàng".

Khi được hỏi lý do vì sao lại không có hóa đơn đỏ thì người bán hàng chỉ nói là “cuối năm bao giờ cũng thế, ít Công ty xuất được hóa đơn đỏ lắm”. Vậy, Quản lý thị trường Hải Phòng, hay Cục Thuế Hải Phòng trả lời giúp PV Thương hiệu & Công luận, vì sao “cuối năm” lại không thể xuất được hóa đơn đỏ? Mặt hàng cả vài chục triệu mà không xuất được hóa đơn đỏ thì có phải là hàng lậu, trốn thuế không? Cửa hàng này bán hàng trốn thuế thế, Cục Thuế Hải Phòng có biết không?

Theo quy định, các sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải có hợp đồng, vận tải đơn, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng (CQ), hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa và một số chứng từ khác.... Vậy tại sao có thể bán được hàng cho khách mà lại không xuất được hóa đơn? Phải chăng đây là hàng hóa nhập lậu.

Vẫn theo quy định, ghế massage các loại không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu cũng không phải xin giấy phép nhập khẩu. Khi nhập khẩu, mặt hàng này sẽ phải chịu hai loại thuế là thuế nhập khẩu ghế massage và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu ghế massage là 10% trị giá hàng đến của khẩu đầu tiên của Việt Nam. Thuế nhập khẩu ghế massage thì sẽ tùy thuộc vào từng loại ghế massage và xuất xứ ghế massage. 

Ghế massage giảm giá cực sốc hay tự đội giá rồi giảm?

Theo lời giới thiệu của nhân viên cửa hàng số 22 Hai Bà Trưng, tên cửa hàng là Tohoku thì, "tại Hải Phòng Tohoku có hai cửa hàng chi nhánh của công ty chuyên phân phối của 06 thương hiệu. Các sản phẩm ở đây ban đầu được giới thiệu là của Nhật Bản, nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam".

Sau một hồi trao hỏi thông tin thì nhân viên bán hàng lại nói "nhập khẩu nguyên chiếc từ tổng Công ty tại Hà Nội, sản phẩm được sản xuất và lắp giáp tại Trung Quốc theo công nghệ Nhật Bản". PV quan sát thấy, sản phẩm tại đây không có giá niêm yết. Tìm hiểu về sản phẩm ghế massge 5D TH-350 thì giá nhân viên đưa ra là 63 triệu đồng, mặc dù giá trên website là niêm yết là 145 triệu đồng, giảm giá 92,68 triệu đồng. Sản phẩm ghế massage 5D TH-350 bán tại đây lại chỉ có giá 63 triệu đồng  (chưa có VAT), nếu xuất hóa đơn thì phải thêm 10%. Như vậy so với giá niêm yết trên website thì giá bán thực tế chỉ bằng 43,5% giá niêm yết trên website.

Tại tầng 1 của siêu thị GO Hải Phòng có 02 đơn vị bày bán sản phẩm ghế massage. Một gian hàng được nhân viên tư vấn sản phẩm BOSS của Nhật Bản và Poongsan của Hàn Quốc là sản phẩm của Công ty CPTM Bách Tường Phát thuộc tập đoàn BTP Store. Giá thành sản phẩm luôn có khuyến mại “sốc” như 112 triệu đồng giảm còn 44 triệu đồng hay 118 triệu đồng giảm còn 38 triệu đồng một chiếc ghế mát xa công nghệ “4D, 5D” như lời giới thiệu của nhân viên bán hàng.

Thanh tra về giá đối với các cửa hàng kinh doanh ghế masage?

Gian hàng ghế massege tại siêu thị Go Hải Phòng
Gian hàng ghế massege tại siêu thị Go Hải Phòng. 

Theo chị A, một người có kinh nghiệm trong việc kinh doanh mặt hàng ghế massage thì: "Thường loại hàng hóa này nhập từ tổng kho trên Hà Nội về khi làm hóa đơn sẽ không ghi giá trị thực của hàng hóa nhằm “né” thuế đánh vào giá trị hàng hóa. Ví dụ như chiếc ghế 15, 20 triệu đồng thì chỉ ghi thành vài triệu thôi. Giá mà chúng tôi nhập phải “gấp 3” giá trị tiền ghi trong hóa đơn đỏ". Đây phải chăng là một trong những mánh khóe được áp dụng nhằm ăn “quỵt” tiền thuế.

Nếu như lời chị A nói, chiếc ghế massage có giá ghi trên hóa đơn GTGT chỉ từ 2 triệu đồng đến 9 triệu đồng nhưng thực tế giá bán đến tay ngời tiêu dùng lại từ 12 đến hơn 70 triệu đồng thậm chí cao hơn tùy sản phẩm.

Ghi nhận thực tế của PV Thương hiệu & Công luận thì thường các vị trí được thuê làm nơi trưng bày, bán sản phẩm ghế massage này đều là mặt đường lớn, có không gian đẹp, sang trọng. Để có được điều này thì tiền thuê điểm bán hàng không hề nhỏ chưa kể tiền công thuê nhân viên bán hàng và lắp đặt, bảo hành.

Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng chủ yếu mua để sử dụng và làm quà biếu nên không cần hóa đơn GTGT nên các cửa hàng đã dễ dàng qua mắt khách hàng để “tiêu thụ” thành công nhiều sản phẩm ghế massage mà không cần xuất hóa đơn GTGT, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứ,... bằng chiêu trò giảm giá.

Theo như một nhân viên bán hàng ghế massage thuộc địa bàn quận Lê Chân thì: “Vì bản chất của khách hàng là thích giảm giá, nghe giảm 40-50% là thích, chứ không có sản phẩm nào 100 triệu đồng giảm còn 50 triệu đồng đâu. Đấy là giá ảo, không có giá trị thật 100 triệu đồng đâu.”

Muốn lấy hóa đơn người tiêu dùng phải “gánh” 10%

Cần có một cuộc thanh kiểm tra về loại hàng hóa này
Cần có một cuộc thanh kiểm tra về loại hàng hóa này. 

Tại số 432 Tô Hiệu là cửa hàng bán và trưng bày sản phẩm ghế massage ABC Sport được tư vấn giá từ "14 triệu đồng trở lên". Đây là thương hiệu của Việt Nam, sản xuất theo công nghệ "chuẩn của Mỹ" theo lời nhân viên bán hàng, sản xuất và lắp đặt tại Trung Quốc.

Tìm hiểu một sản phẩm tại cửa hàng Washima số 341 Trần Nguyên Hãn có giá bán 115 triệu đồng đã chiết khấu giá niêm yết là 200 triệu đồng trên website, PV nhận được thông tin "nếu xuất hóa đơn thì người tiêu dùng phải chịu thêm 10% tức là thêm 11, 5 triệu đồng. Đồng thời, nhân viên tại cửa hàng này cũng chia sẻ: “99.9% thị trường ghế massage tại Việt Nam là nhập khẩu tại nhà máy ở Trung Quốc”.

Trao đổi với nhân viên cửa hàng Fuji Luxury số 113 Hoàng Minh Thảo, PV được biết, hầu hết các sản phẩm tại đây đều được lắp ráp tại Trung Quốc còn “nhập khẩu nguyên chiếc bên em cũng có nhưng giá phải 200 triệu cơ và có đủ CO, CQ, giấy thông quan và hải quan”. Như vậy, đồng nghĩa với việc các sản phẩm còn lại là không có giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận xuất xứ và các chứng từ khác. Tương tự tại số 341 Trần Nguyên Hãn nếu lấy hóa đơn GTGT thì người tiêu dùng phải gánh thêm 10%.

Với tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ quyền của người tiêu dùng đề nghị Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, Ban chỉ đạo 389 Hải Phòng, Cục Thuế Hải Phòng, Công an Hải Phòng, Sở Khoa học và công nghệ Hải Phòng thanh kiểm tra việc "mập mờ" về giá, nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu trốn thuế của các cửa hàng kinh doanh mặt hàng ghế massage tại Hải Phòng.

 Nhóm PV

(Còn nữa)

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả
HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả

Ngày 3/5, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đối với UBND thành phố Cẩm Phả.

Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt
Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố chủ trì Hội nghị.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.