1. Người lao động khởi kiện công ty có phải đóng tạm ứng án phí?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, người lao động khởi kiện công ty trong các trường hợp sau thì được miễn án phí, miễn tạm ứng án phí:
(i) Khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(ii) Khởi kiện giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Như vậy, người lao động khởi kiện công ty phải đóng tạm ứng án phí trừ các trường hợp khởi kiện đòi lương, trợ cấp, tiền bồi thường về tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nêu trên.
Mẫu đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí/án phí |
Các trường hợp miễn tạm ứng án phí khi người lao động khởi kiện công ty (Ảnh minh họa – Nguồn Inernet)
2. Người lao động có bắt buộc phải làm đơn để được miễn tạm ứng án phí, án phí?
Căn cứ Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, người lao động được miễn tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại Mục 1 phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.
Đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án phải có các nội dung sau đây:
(i) Ngày, tháng, năm làm đơn.
(ii) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn.
(iii) Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.
3. Mẫu đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí (mẫu tham khảo)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc xin miễn tạm ứng án phí)
Kính gửi: Tòa án nhân dân [1] ......................................................................................................
Họ và tên người đề nghị: [2].............................................................................................................
Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân số: .............. do ............. cấp ngày..................
Địa chỉ: .............................................................................................................................................
Là: [3]...............................................................................................................................................
trong vụ án/vụ việc về .....................................................................giữa ..........................................
Do [4]............................................................................................................................................ nên tôi là đơn này kính đề nghị Tòa án nhân dân [5]........... xem xét miễn tạm ứng án phí cho tôi.
Tôi xin cam đoan và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những gì trình bày ở trên là đúng sự thật.
Xin chân thành cảm ơn!
Giấy tờ gửi kèm ...................................................................... ...................................................................... | ..............,ngày .... tháng ...... năm ....... Người đề nghị (Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ) |
[1] Gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, dân sự hoặc hành chính.
[2] Ghi rõ cả địa chỉ thường trú, tại trú và nơi ở hiện tại (nếu có).
Trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền và một trong các giấy tờ sau đây: Căn cước công dân; Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
[3] Tư cách tham gia giải quyết vụ án hoặc vụ việc. Nếu trong hình sự thì là: Bị can, bị cáo, bị hại…Nếu trong dân sự thì là: Nguyên đơn, bị đơn, ….
[4] Trình bày rõ lý do để đề nghị xem xét miễn tạm ứng án phí: Có thể do hoàn cảnh gia đình hoặc thuộc các trường hợp được miễn tạm ứng án phí.
[5] Gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, dân sự hoặc hành chính.
Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động – Bộ luật Lao động 2019
1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
2. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
b) Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)