1. Người lao động nước ngoài có phải đóng tiền công đoàn (đoàn phí) không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Công đoàn 2012, người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Đồng thời căn cứ điểm a khoản 3.2 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 thi hành Điều lệ Công đoàn, người nước ngoài lao động tại Việt Nam thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Căn cứ Điều 26 Luật Công đoàn 2012, tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
(i) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(ii) Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
(iii) Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.
(iv) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Như vậy, người nước ngoài lao động tại Việt Nam không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam (không phải đoàn viên).Vì vậy người lao động nước ngoài không phải đóng tiền công đoàn.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
Người lao động nước ngoài không phải đóng tiền công đoàn (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Đề xuất cho người lao động nước ngoài được tham gia Công đoàn?
Theo Điều 5 Dự thảo Luật Công đoàn có đề xuất các phương án về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn như sau:
Phương án 1:
(i) Người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động hoặc lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam.
(ii) Người lao động là người nước ngoài làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phương án 2:
Người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động hoặc lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật hiện hành (Mục 1) người nước ngoài lao động tại Việt Nam không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tại Phương án 1 Dự thảo Luật Công đoàn, có đề xuất cho phép người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được gia nhập công đoàn.
3. Một số các quy định khác về công đoàn mà người lao động cần biết
>> Người lao động có được trả lại phí công đoàn khi nghỉ việc không?
>> Người lao động không đóng tiền công đoàn có được không?
>> Tiền hỗ trợ cho người lao động của công đoàn có phải đóng thuế TNCN không?
>> Người lao động được lợi gì khi tham gia công đoàn?
>> Tiền công đoàn sử dụng cho những hoạt động gì?
>> Lao động tự do (Freelancer) có được tham gia công đoàn không?
>> Đề xuất trường hợp doanh nghiệp được miễm, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
>> Điểm mới về mức kinh phí công đoàn cơ sở được giữ lại theo Dự thảo Luật Công đoàn.
3. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam - Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020:
3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam
Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
T. Hương (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)