Theo đó, 54% số người tiêu dùng được khảo sát tại Việt Nam cho biết ưu tiên và có xu hướng lựa chọn các sản phẩm từ những thương hiệu đã đứng vững trên thị trường, đặc biệt trong những tháng gần đây.

Con số trên cao hơn nhiều tỷ lệ của các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia (45%), Thái Lan (43%) hay Singapore (40%), theo báo cáo mới đây từ Facebook và Bain & Company.

Phần trăm người tiêu dùng ưu tiên mua các thương hiệu đã đứng vững, lâu đời trên thị trườngPhần trăm người tiêu dùng ưu tiên mua các thương hiệu đã đứng vững, lâu đời trên thị trường

Việc ưu tiên cho các thương hiệu phổ biến được phản ánh rõ nét hơn trong các siêu thị và đại siêu thị có tiếng. Đây là hai kênh được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn trong vài tháng qua khi dịch Covid-19 bùng phát bởi khả năng sản phẩm có sẵn, giá cả cũng như tần suất thanh toán ít hơn..

Một xu hướng đáng chú ý khác của người tiêu dùng Đông Nam Á những tháng gần đây là việc khám phá các ứng dụng mới. Tỷ lệ người tiêu dùng kỹ thuật số lần đầu tiên đã gia tăng đáng kể trong vài tháng qua, chủ yếu được thúc đẩy bởi Chính phủ khi khuyến khích mọi người mua sắm trực tuyến.

Một số ứng dụng tăng trưởng cao về số lượng người dùng lần đầu và duy trì mức độ sử dụng bao gồm phương tiện truyền thông xã hội, phát trực tuyến video, ứng dụng nhắn tin, tiếp sau là thương mại điện tử, phân phối thực phẩm và nền tảng thanh toán điện tử.

Bảo Lâm