Nhà máy săn Nghĩa Lộ (Yên Bái): Tạo việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Yên Bái là tỉnh có nhiều diện tích đất trồng sắn, với hàng ngàn héc ta đất trồng sắn, hàng năm cây trồng này tính chung trên toàn tỉnh cho thu nhập hàng chục tỷ đồng.
Chị Lường Thị Vạn, rất vui khi được tuyển làm công nhân tại nhà máy sắn Nghĩa Lộ.
Những năm gần đây bà con nông dân ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình…đưa giống sắn cao sản vào trồng, do vậy năng suất và giá bán sắn đều cao hơn, người dân rất phấn khởi. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, toàn tỉnh có gần 17.000 ha sắn. Với năng suất gần 19 tấn/ha, tính ra nguồn thu từ cây sắn ở Yên Bái đã lên đến 50 tỷ đồng. Theo tính toán, vào thời điểm này, với sản lượng bình quân đạt khoảng 15 tấn/ha, giá sắn tươi ở mức 1.200 - 1.300 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng đã có lãi.
Bên cạnh việc khuyến khích bà con trồng giống sắn cao sản, việc các nhà máy thu mua nguyên liệu sắn để chế biến tinh bột sắn cũng được tỉnh Yên Bái chú trọng, khuyến khích tạo điều kiện để sản xuất.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại TX Nghĩa Lộ là một ví dụ điển hình về đầu ra cho cây sắn, nếu như trước đây để bán được sắn, bà con nông dân ở các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Nghĩa Lộ phải di chuyển hàng chục km đường núi mới đến điểm thu mua sắn, thì nay có nhà máy chế biến tinh bột sắn tại TX Nghĩa Lộ, việc tiêu thụ sắn thuận tiện hơn nhiều. Việc thu mua được nhà máy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con, sắn được thu hoạch bao nhiêu thì nhà máy bao tiêu sản phẩm bấy nhiêu, bà con không phải chờ đợi lâu khi chở sắn bán cho nhà máy.
Bên cạnh việc bao tiêu sản phẩm cho bà con, nhà máy sắn Nghĩa Lộ còn tận dụng vỏ sắn làm phân vi sinh được sản xuất theo công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, sản phẩm phân vi sinh được nhà máy bán lại cho người trồng sắn với giá ưu đãi, do đó người nông dân được hưởng lợi, giảm được chi phí sản xuất. Ngoài ra, bã sắn được nhà máy tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, được cả vùng lân cận tin dùng. Việc sản xuất, chế biến, kinh doanh được nhà máy tiến hành vòng tròn khép kín, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm thừa từ việc chế biến tinh bột sắn.
Ông Đỗ Quang Minh- Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Hiện tại Thị xã Nghĩa Lộ có hơn 50 doanh nghiệp đang hoạt động, hầu hết doanh nghiệp đều là doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và xây dựng, chỉ duy nhất có nhà máy sắn Nghĩa Lộ là doanh nghiệp sản xuất. Hàng năm nhà máy chế biến tinh bột sắn Nghĩa Lộ đã đóng góp tích cực cho thị xã, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương, nhất là lao động đồng bào dân tộc Thái.
Bản Sang Đốm của đồng bào dân tộc Thái có hơn trăm hộ dân, từ ngày có nhà máy sắn, dân bản đã quen với việc đi làm công nhân, đời sống cũng từ đó được thay đổi. Ngoài mảnh ruộng khoán của gia đình, mỗi gia đình của bản Sang Đốm ít nhất cũng có một người vào làm tại nhà máy với mức lương ổn định.
Ông Nguyễn Đình, Giám đốc điều hành nhà máy, người đã gắn bó với vùng đất này từ hơn 40 năm nay. Ông cho biết: hiện nhà máy có 300 công nhân đang làm việc, đa số công nhân làm việc tại đây đều là người dân tộc Thái, ban đầu ý thức công nghiệp của đồng bào còn hạn chế, nhưng sau một thời gian làm tại đây, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệp của công nhân được nâng lên, cuộc sống của đồng bào dân tộc đổi thay nhanh chóng.
Chị Lường Thị Vạn, 39 tuổi nhà ở bản Sang Đốm cho biết: nhà chị có hơn 5 sào ruộng, trước đây khi chưa vào làm ở nhà máy với mấy sào ruộng, quanh năm dù có cố gắng đến mấy nhà chị cũng không đủ ăn, chồng chị lại hay bệnh tật thỉnh thoảng lại đi xây nhưng việc làm không thường xuyên, nhà lại có hai cháu đang tuổi ăn tuổi học. Từ ngày vào nhà máy làm, chị được tuyển làm công nhân đứng băng tải, công việc cũng không nặng nhọc so với dáng người nhỏ bé của chị, mỗi tháng tiền lương của chị được hơn gần 5 triệu đồng, so với mức thu nhập chung của vùng cộng với mấy sào ruộng, đến nay cuộc sống của gia đình cũng có của ăn của để, đủ nuôi hai cháu đi học và chữa bệnh cho chồng.
Dáng người nhanh nhẹn, hoạt bát. Lò Văn Muôn 32 tuổi, nhà ở bản Sang Đốm cho biết trước đây anh làm ở công ty bảo vệ dưới Hà Nội với mức lương 3 triệu/tháng, trừ tiền ăn, tiền thuê nhà mỗi tháng Muôn không để lại được bao nhiêu, hơn nữa cuộc sống chốn thị thành đầy dẫy những cám dỗ. Năm 2009 Muôn quyết định về quê và được tuyển vào làm bảo vệ tại nhà máy. Muôn bộc bạch: nhà máy tạo nhiều điều kiện giúp đỡ Muôn có công ăn việc làm, lúc nhà có công có việc chạy đi chạy lại cũng thuận lợi hơn nhiều so với trước đây làm tại Hà Nội. Với mức lương hơn 4 triệu/tháng cộng với 4 sào ruộng cuộc sống gia đình Muôn là tạm đủ để vợ chồng Muôn nuôi con ăn học.
Ông Nguyễn Đình- Giám đốc điều hành nhà máy cho biết thêm: với công suất 100 tấn bột/ngày, nhà máy không chỉ tạo công ăn việc làm cho công nhân là đồng bào dân tộc Thái, mà còn là điểm thu mua sắn, gián tiếp tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại các huyện với hàng ngàn ha diện tích trồng sắn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm nhà máy chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, luôn tham gia tích cực, ủng hộ các quỹ xã hội tại địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Chia tay với nhà máy, với đồng bào dân tộc Thái ở bản Sang Đốm, gặp Lò Văn Sắm. Ánh mắt Sắm sáng lên một niềm tin về tương lai phía trước, và mong rằng nhà máy luôn luôn phát triển để những lao động như anh được nhận vào làm với mức lương ổn định, nhất là không phải vất vả đi xa để kiếm việc làm mà là được làm việc ngay chính trên mảnh đất quê hương./.
PV
Bài viết khác
Thanh Hóa: Khởi công và gắn biển các dự án phát triển giao thông tại huyện Triệu Sơn
Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lễ khởi công dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến đường huyện ĐH10, đoạn từ Quốc lộ 47 kết nối với Cụm Công nghiệp Thọ Ngọc, xã Thọ Ngọc và gắn biển công trình đường nối từ đường giao thông liên xã Cầu Trắng - Đồng Lợi, xã Tiến Nông đến Quốc lộ 47C, xã Vân Sơn.
Nghệ An tăng cường xử lý các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán
Sở Tài chính tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trên địa bàn tỉnh khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các kiến nghị còn tồn đọng theo kết luận thanh tra, kiểm tra và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Động thái này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư công đúng quy định, đúng mục đích.
Giáo sư Jonathan R. Pincus: Các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn vững mạnh trong năm 2025
"Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự tái phân bổ thương mại khi Mỹ và các nước khác giảm phụ thuộc vào nguồn hàng từ Trung Quốc, đồng thời các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng sản xuất sang Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng", Giáo sư kinh tế Trường Đại học Fulbright chia sẻ.
Dừng thẩm định dự án đầu tư 2 bến container tại cảng Liên Chiểu
Hiện chưa có đủ cơ sở để tiếp tục thẩm định hồ sơ dự án đầu tư 2 bến container (2 bến khởi động) tại cảng Liên Chiểu do các nhà đầu tư đã nộp tại Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Tăng trưởng với mục tiêu cân đối nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh
Nghị quyết cần tập trung đưa ra các giải pháp toàn diện, các định hướng cho công tác xây dựng pháp luật để tháo gỡ những điểm nghẽn, để thể chế không còn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, mà trở thành “đột phá của đột phá”, tạo không gian phát triển mới.
Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút thêm vốn FDI
Ghi dấu ấn trong năm 2024, tỉnh vượt chỉ tiêu thu hút đầu tư cho giai đoạn 2021-2025, đặc biệt với nguồn vốn FDI. Xác định thu hút đầu tư là động lực tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, kêu gọi dự án FDI, thúc đẩy phát triển bền vững.
Thái Nguyên tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công
Năm 2025, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch đầu tư 126 dự án, gồm 98 dự án chuyển tiếp và 28 dự án khởi công mới. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư gồm: Giao thông; giáo dục; khu dân cư, khu đô thị…
Vì sao, cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng chậm tiến độ?
Theo Bộ Giao thông vận tải, tiến độ triển khai cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng còn chậm so với kế hoạch đề ra do thiếu hụt nguồn vật liệu cát đắp nền đường...
Hàng trăm container xuất khẩu qua cảng Chu Lai dịp đầu năm Ất Tỵ
Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, không khí làm việc tại cảng quốc tế Chu Lai rất nhộn nhịp. Những chuyến tàu chở hàng tấp nập cập bến là tín hiệu tích cực dự báo một năm tăng trưởng mạnh về sản lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cảng.
Dự kiến đến năm 2026, tổng chiều dài hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam sẽ đạt 935km
Để tăng cường liên kết vùng và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực, các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang được Bộ Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đầu tư, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030.