Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhan nhản luận văn sao chép: Xử lý thế nào?

Vấn đề sao chép luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học xảy ra khá phổ biến ở nước ta. Câu hỏi đặt ra, nền khoa học sẽ như thế nào khi mọi người sao chép? Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, vấn đề này cần phải được phản ánh và xem xét một cách nghiêm túc.

PGS. TS. Ngô Kim Thanh, Khoa Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Kinh tế quốc dân): Tình trạng đổ xô đi học thạc sỹ đang trở thành trào lưu của nhiều người. Tuy nhiên, trái với sự gia tăng về số lượng, chất lượng đào tạo bậc học này có chiều hướng đi xuống…

Đầu xuôi… đuôi không lọt

Dưới sự hướng dẫn của ông Đào Đức Doãn, Trưởng khoa Lý luận chính trị - giáo dục công dân (ĐH Sư phạm Hà Nội), học viên Trần Văn Hải (nguyên giảng viên Trường CĐ Cần Thơ) đã sao chép luận án tiến sỹ của người khác thành của mình và “nghiễm nhiên” trở thành ThS. giáo dục (?). Dư luận đang rất quan tâm vụ việc này.

Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục có tên “Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học - những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lenin về triết học ở các trường ĐH Hà Nội” của nghiên cứu sinh (NCS) Bùi Thị Thanh Huyền, người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Lê Văn Đoán và TS. Trần Thị Ngọc Anh.

Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục có tên “Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học - những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lenin về triết học ở Trường CĐ Cần Thơ”, của học viên Trần Văn Hải, người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Đào Đức Doãn.

Cả bà Bùi Thị Thanh Huyền và ông Trần Văn Hải đều đã bảo vệ xong các công trình vào năm 2015, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và nhận được học vị. Luận án tiến sỹ được bảo vệ trước, luận văn thạc sỹ bảo vệ sau.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, một số cán bộ ĐH Sư phạm Hà Nội đã phản ánh về việc luận văn và luận án nêu trên trùng lặp đến hơn 90%. Theo đó, bản luận văn thạc sỹ khoa học (của ông Hải) chính là bản luận án tiến sỹ (của bà Huyền) được cắt đi Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (do luận văn thạc sỹ không yêu cầu có chương này) và cắt đi một số đoạn trong các chương khác.

Minh chứng rõ ràng nhất cho việc sao chép này là toàn bộ 14 bảng, biểu đồ trong luận văn thạc sỹ được lấy lại 100% từ luận án tiến sỹ. Đây là kết quả khảo sát, phân tích số liệu của tác giả luận án khoa học, được tiến hành tại các trường ĐH ở Hà Nội, được “bê” nguyên vào luận văn và chỉ thay đổi cụm từ “các trường ĐH ở Hà Nội” bằng cụm từ “Trường CĐ Cần Thơ”!

Ông Trần Thanh Liêm, Hiệu trưởng Trường CĐ Cần Thơ cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh, trường đã mời ông Hải lên làm việc và ông Hải thừa nhận sự việc đúng như phản ánh. Hiện nay, ông Hải đã nộp đơn xin nghỉ việc và trường đã chấp thuận.

Nhan nhản luận văn sao chép: Xử lý thế nào? - Hình 1

Nhan nhản luận văn sao chép:  Xử lý thế nào? (nguồn: enternet)

Trao đổi với PV, TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Sau ĐH (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, liên quan đến phản ánh về học viên Hải, nhà trường đã cho rà soát lại toàn bộ sự việc. Trường đã cho thành lập tổ công tác - yêu cầu học viên và người hướng dẫn (ông Đào Đức Doãn) giải trình sự việc. Sau đó, trường thành lập Hội đồng thẩm định theo quy chế đào tạo và ra kết luận thông báo luận văn, do ông Đào Đức Doãn làm hướng dẫn không có tính trung thực. Đồng thời, trường ra Quyết định số 2179 (ngày 10/5/2017) về việc không công nhận luận văn thạc sỹ của ông Trần Văn Hải, Quyết định số 2871 (ngày 25/5/2017) về việc thu hồi Bằng thạc sỹ của ông Hải.

Bà Hằng cũng cho biết, sau khi ban hành kết luận về sự việc, khoa đã có báo cáo gửi lãnh đạo nhà trường, yêu cầu xem xét trách nhiệm đối với ông Đào Đức Doãn theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ. Tuy nhiên, đến nay, khoa vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi từ phía lãnh đạo nhà trường về việc xử lý cán bộ này?

Phó mặc nghiên cứu sinh?

Chia sẻ với báo chí về thực trạng trùng lặp, sao chép luận văn, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang, Viện Kế toán - Kiểm toán (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) cho rằng, nhiều NCS chưa thực sự dành tâm huyết cho quá trình học tập, nghiên cứu viết luận án. Có người đang trong thời gian viết luận án tiến sỹ, nhưng 1 năm vẫn giảng 1.000 tiết ở một trường ĐH hoặc tham gia kinh doanh ở một công ty nào đó với doanh thu và số ngày công cao nhất. Tuy nhiên, rất ít trường hợp NCS “đứt gánh giữa đường”, phần đông các trường vẫn “tặc lưỡi” cho qua, ít khi mạnh tay dừng việc làm luận án.

Cũng theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang, thực tế, còn nhiều bất cập đối với cán bộ hướng dẫn NCS. Có những cán bộ không am hiểu lĩnh vực nghiên cứu mà NCS đề xuất, nhưng vẫn chấp nhận hướng dẫn. Thậm chí, có cán bộ hướng dẫn, trong thời gian được hướng dẫn hoặc 5 năm gần đây chưa bao giờ công bố một công trình khoa học có liên quan đến hướng nghiên cứu của NCS, không bao giờ tham gia các đề tài khoa học các cấp, do vậy hoàn toàn phó mặc cho NCS hoặc lợi dụng sự góp ý của tập thể.

Theo PGS. TS. Ngô Kim Thanh, quy trình đào tạo sau ĐH của nhiều trường hiện vẫn theo kiểu hàm thụ, vì phần lớn học viên là người vừa đi học vừa đi làm. Nhiều luận văn có được nhờ công nghệ “cắt dán”, có luận văn được sao chép gần như hoàn toàn mà không hề bị phát hiện.

TS. Trịnh Thanh Sơn, Trưởng phòng Sau ĐH (Trường ĐH Sư phạm TP. HCM) cho biết: Trong quá trình chấm luận văn, chúng tôi phát hiện khá nhiều đề tài bị trùng lặp. Tuy nhiên, chỉ có thể phát hiện trong phạm vi trường. Nếu luận văn đó sao chép bên ngoài thì rất khó kiểm soát.

Theo TS. Sơn, việc này có nguyên nhân là do có quá nhiều trường đào tạo cùng một ngành học, mỗi năm lại có hàng ngàn người làm luận văn thì đề tài chắc chắn sẽ cạn kiệt, không tránh khỏi sự trùng lặp ở một ý tưởng nào đó.

Trong khi đó, PGS. TS. Lê Trung Chơn, Trưởng phòng Đào tạo sau ĐH (Trường ĐH Bách khoa TP. HCM) lý giải: Một nguyên nhân sâu xa đó là việc thiết kế chương trình đào tạo thạc sỹ theo 2 hướng ứng dụng và nghiên cứu còn chưa rõ ràng. Đúng ra, ở hướng ứng dụng, người học có thể vừa đi học thạc sỹ, vừa đi làm mà không nhất thiết phải làm luận văn. Ở hướng nghiên cứu, người học tốt nghiệp cao học sẽ tiếp tục học lên tiến sỹ, vì vậy, yêu cầu luận văn thạc sỹ phải đáp ứng các tiêu chí quan trọng cho định hướng này…

Nhiều trường đưa ra các biện pháp để hạn chế việc sao chép luận văn. Một số trường sử dụng phần mềm phát hiện sao chép (Phần mềm Turnitin được sử dụng rộng rãi, có thể truy quét khoảng 4,5 tỉ trang web đang hoạt động trên mạng, dùng để phát hiện sự tương đồng của các luận văn, đồ án); một số trường công bố toàn bộ các công trình nghiên cứu lên trang web; một số trường đã ra quy định trừ điểm các luận văn sao chép, tùy vào mức độ sao chép khác nhau…

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.