Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội là cơ sở đề ra đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước

GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, trong suốt thời gian công tác, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều bài viết đề cập đến con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trong đó, có 3 bài viết rất quan trọng: Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhìn từ thực tiễn Việt Nam; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Gần đây nhất, trước dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã công bố bài viết với tiêu đề: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”.

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, có bài viết với tiêu đề: "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng".
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, có bài viết với tiêu đề: "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng".

Trong đó, bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” có tính chất tổng kết toàn bộ quá trình ra đời và những thành tựu to lớn, đánh giá bài học kinh nghiệm rút ra trong 94 năm từ khi thành lập đến quá trình lãnh đạo công cuộc cách mạng Việt Nam, định hướng những giải pháp, con đường, cách thức để giải quyết nhiệm vụ tiếp theo của Việt Nam để thực hiện bằng được mục tiêu 100 năm thành lập Đảng (vào năm 2030) và 100 năm thành lập nước (vào năm 2045).

Trong đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao vào có nền công nghiệp hiện đại, đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, ba bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa rất quan trọng, vừa cô đọng, vừa tổng kết những vấn đề liên quan đến lý luận về chủ nghĩa xã hội, vừa là tập kết con đường mà Đảng đã hoạt động, đã lãnh đạo công cuộc cách mạng của đất nước. GS.TS Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh, khi đề cập đến chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với đường lối, lý luận về đường lối đổi mới của Đảng. Bởi nói cho cùng gốc gác, trung tâm của vấn đề chính là nhận thức về chủ nghĩa xã hội hay nhận thức về thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức về chủ nghĩa xã hội là cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn quyết định quan trọng nhất, có tính chất quyết định để từ đó Đảng đề ra đường lối, chủ trương về xây dựng và phát triển đất nước. Từ đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước mới cụ thể hóa các nội dung, giải pháp, các chính sách cụ thể để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng đặt ra trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Đường lối đổi mới của Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình tổng kết thực tiễn của đất nước Việt Nam dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình đổi mới ấy, không thể không đề cập đến vai trò của cá nhân và đội ngũ lãnh đạo. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận của Đảng, là Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ thứ hai 2001-2006 và sau đó liên tục giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các Văn kiện của Đảng.

Cương lĩnh năm 2011, chúng ta đã hình thành nhận thức tương đối cơ bản về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Trong đó, mục tiêu của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân, với với 8 đặc trưng mục tiêu và được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, XIII và được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh và làm rõ thêm trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”:

GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương
GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.

(1) Xã hội dân giàu, dân chủ, công bằng, văn minh (2) Do Nhân dân làm chủ (3) Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên nền sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp (4) Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (5) Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện (6) Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển (7) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo (8) Có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn khẳng định, đây là những đặc trưng, là mô hình mục tiêu đang phấn đấu, có những mục tiêu đã đạt được, có những mục tiêu đang vươn tới, tiếp tục phấn đấu hoàn thành: “Ví dụ mục tiêu về xây dựng nhà nước pháp quyền, hiện nay chúng ta đã có luật pháp, nhưng để luật pháp trở thành ý thức thường xuyên của người dân, để người dân thượng tôn pháp luật cần phải có thời gian”.

Liên quan đến kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rất rõ, coi đây là đột phá lý luận rất cơ bản, sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng trong 35 năm thực hiện đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thế giới. Đó là nền kinh tế thị trường chấp nhận đa thành phần sở hữu, chấp nhận đầu tư của tư bản nước ngoài vào Việt Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hiện đại hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ theo các quy luật của thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Liên quan đến các giá trị văn hóa, GS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu rõ, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa tạo nên sức mạnh mềm của một dân tộc, của nền kinh tế, của chế độ xã hội. Phát triển văn hóa gắn với phát triển hài hòa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội… Chủ nghĩa xã hội là ước muốn, mục tiêu tốt đẹp chúng ta đang phấn đấu; chủ nghĩa xã hội không có nghĩa là loại bỏ những giá trị, tinh hoa của nhân loại của bất kể chế độ nào; chủ nghĩa xã hội càng tôn trọng, phát huy những giá trị tích cực chung của nhân loại.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Ngày 31/01/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công bố bài viết rất quan trọng, với tiêu đề “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 ngày 19/12/2023
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 ngày 19/12/2023

Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, đây là bài viết có tính chất tổng kết về quá trình xây dựng, phát triển, lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong quá trình đó, có những vấn đề gắn với nhận thức về phát triển đất nước, đặc biệt là nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, nhất là về đường lối đổi mới của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc tới những vấn đề quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội, trong đó chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc của con người, không phải chủ nghĩa xã hội là đàn áp, áp bức con người để làm giàu trên mồ hôi, xương máu của con người.

Một trong năm giá trị được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong bài viết là: Chủ nghĩa xã hội là phát triển đất nước trong sự hài hòa với môi trường, bảo vệ môi trường vì mục đích phát triển con người, không phải như một xã hội nào đó bóc lột môi trường kiệt quệ để làm hại đến cuộc sống con cháu mai sau của chúng ta.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, chủ nghĩa xã hội là xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, chứ không phải Nhà nước đại diện cho quyền và lợi ích của một bộ phận rất ít người giàu.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho biết, mục đích Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết bài “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” chia thành phần: Phần thứ nhất: Đảng ta ra đời, lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Phần thứ hai: Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh; tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Phần thứ ba: Phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước và cách mạng vẻ vang, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và năm 2030, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng.

Trong phần thứ nhất của bài viết, Tổng Bí thư đã điểm lại quá trình cách mạng, từ năm 1930 đến năm 1975 đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, là con đường có tính thời đại, gắn với điều kiện lịch sử của nước ta – giải phóng dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội – đó là chân lý thời đại của đất nước ta.

Trong Phần thứ hai: Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh; tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn Quá trình Đảng lãnh đạo khắc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định đường lối, lý luận về đường lối đổi mới của Đảng đồng bộ, toàn diện để xây dựng và phát triển đất nước.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hiện đại hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ theo các quy luật của thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hiện đại hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ theo các quy luật của thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong quá trình đó đã cụ thể đường lối thành chính sách và mang lại thành tựu vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, đặc biệt đối ngoại lại điểm sáng của Đảng và Nhà nước ta.

Về nội dung Phần thứ ba của bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã nêu trách nhiệm của mỗi người dân quán triệt bài học kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng đất nước, phát triển văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng đảng, hệ thống chính trị tiến tới Đại hội Đảng các cấp. Trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh quan điểm nhất quán đó là xây dựng Đảng là then chốt; phát triển kinh tế xã hội là trung tâm; xây dựng văn hóa và con người là nền tảng; quốc phòng, an ninh là trọng yếu; công tác cán bộ là then chốt của then chốt…

GS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu quan điểm, khi nghiên cứu tác phẩm “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đọc sẽ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, không chỉ về 94 năm lãnh đạo của Đảng và những thành tựu của đất nước, mà còn đi sâu phân tích, xem xét, đánh giá, đưa ra những nhận định và những bài học kinh nghiệm đã được Đảng ta tích luỹ và đúc rút, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang mà hôm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy.

Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.

Đó là truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu. Đó là truyền thống đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình thương yêu đồng chí. Đó là truyền thống đoàn kết quốc tế thuỷ chung, trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả.

Theo quochoi.vn

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.