Hệ thống cửa hàng Gold Fruit của Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Gold Fruit Việt Nam có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại số 170 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội là địa chỉ cung cấp trái cây nhập khẩu, trái cây trong nước những đặc sản vùng miền, dược mỹ phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu được người tiêu dùng biết đến nhiều năm nay.

Một cửa hàng của Gold Fruit nằm tại phố Yên Lãng, quận Đống Đa, Hà Nội
Một cửa hàng của Gold Fruit nằm tại phố Yên Lãng, quận Đống Đa, Hà Nội

Tuy nhiên, từ nhiều nguồn tin cho biết, tại các cửa hàng thuộc hệ thống Gold Fruit xuất hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trong kinh doanh hàng hóa, phóng viên (PV) Tạp chí Thương hiệu và Công luận đã mục sở thị tại một số cơ sở mới thấy những thông tin trên là hoàn toàn có cơ sở.

Bán trái cây nhập ngoại không dán tem nhãn phụ tiếng

PV có mặt cửa hàng Gold Fruit đặt tại 190 phố Trung Kính, Hà Nội, đây là một địa điểm nằm tại mặt đường khu đông dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy. Nơi đây tập trung bày bán các sản phẩm thuộc nhóm nhu yếu phẩm, phục vụ người dân quanh khu vực. Ghi nhận tại cơ sở này này, nhiều khách hàng đang ra vào mua sắm tấp nập. Tuy nhiên, quan sát kỹ PV thấy một số vấn đề liên quan đến hàng hóa đang được bày bán tại đây.

Cụ thể, ngoài những mặt hàng nông sản phổ biến trong nước, cơ sở này còn khéo léo bày bán nhiều trái cây nhập ngoại bắt mắt như: Táo, nho, lựu, Kiwi,…

Quan sát kỹ, bên ngoài mỗi trái cây còn được dán tem nhãn sản phẩm in chữ Trung Quốc, hoặc tên sản phẩm có đi kèm mã QR để khách hàng truy soát nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết những hộp, khay đựng hoa quả này đều không hề có bất kỳ thông tin nào liên quan đến đơn vị phân phối, nhập khẩu những loại trái cây trên. Thử tra soát nguồn gốc bằng phần mềm quét mã QR cũng không thể nhận biết thêm thông tin nào liên quan đến sản phẩm bằng tiếng Việt.

Những khay hoa quả tại đây đều không có bất kỳ thông tin sản phẩm nào bằng tiếng Việt
Những khay hoa quả tại đây đều không có bất kỳ thông tin sản phẩm nào bằng tiếng Việt. Ảnh: cắt từ clip

Liên quan đến việc truy soát nguồn gốc sản phẩm trái cây nhập khẩu, PV tiếp tục có mặt tại cơ sở của Gold Fruit đặt tại số 41 phố Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội.

Tương tự như cơ sở đặt tại 190 Trung Kính, ngoài các sản phẩm nông sản trong nước, cơ sở này còn bày bán nhiều mặt hàng trái cây nhập khẩu được nhân viên tại đây giới thiệu như: táo Nam Phi, nho Trung Quốc, táo Trung Quốc, lê Hàn Quốc,… đa dạng các chủng loại bắt mắt. Tuy nhiên, không thể tìm được bất kỳ thông tin nào liên quan đến sản phẩm như đơn vị nhập khẩu hay đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm tại thị trường Việt Nam được in dán bằng tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Ngoài những sản phẩm trong nước không rõ đơn vị cung ứng,...
... tại đây còn bày bán nhiều sản phẩm trái cây nhập ngoại
... tại đây còn bày bán nhiều sản phẩm trái cây nhập ngoại
Mặc dù được quảng cáo những sản phẩm này tới từ Trung Quốc, Nam Phi, Hàn Quốc,...
Những sản phẩm đang bày bán tại đây tới từ Trung Quốc, Nam Phi, Hàn Quốc,...
... tuy nhiên, không hề thấy bất kỳ thông tin nào liên quan đến sản phẩm bằng tiếng Việt thể hiện đơn vị nhập khẩu và chịu trách nhiệm chính về sản phẩm tại thị trường Việt Nam là đơn vị nào? Ảnh: cắt từ clip
... tuy nhiên, không hề thấy bất kỳ thông tin nào liên quan đến sản phẩm bằng tiếng Việt thể hiện đơn vị nhập khẩu và chịu trách nhiệm chính về sản phẩm tại thị trường Việt Nam là đơn vị nào? Ảnh: cắt từ clip

Nhiều sản phẩm thiết yếu nhập ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngoài những sản phẩm là trái cây trong nước và nhập ngoại, chủ các cửa hàng thuộc hệ thống Gold Fruit còn bày bán thêm nhiều nhu yếu phẩm, mỹ phẩm thiết yếu phục vụ đa dạng khách hàng. Ghi nhận đối với những mặt hàng này, nhiều sản phẩm nhập ngoại cũng không có tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Cụ thể, tại cơ sở 190 Trung Kính, nhiều sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm, nước ngọt được bày bán tại đây. Qua quan sát PV nhận thấy nhiều sản phẩm không được dán tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ đơn vị nhập khẩu và chịu trách nhiệm về sản phẩm tại thị trường Việt Nam là đơn vị nào.

Nhiều sản phẩm mỹ phẩm, nước ngọt nhập ngoại bày bán tại cơ sở này không rõ đơn vị nhập khẩu
Nhiều sản phẩm mỹ phẩm, nước ngọt nhập ngoại bày bán tại cơ sở này không rõ đơn vị nhập khẩu

Đáng chú ý, tại quầy bày bán đồ đông lạnh, một số sản phẩm ăn liền không qua chế biến như kem, sầu riêng,… được bảo quản chung cùng với những sản phẩm tươi sống như thịt bò, sườn lợn,…

Hộp kem không rõ đơn vị nhập khẩu này được bảo quản cùng với những sản phẩm đông lạnh tươi sống
Hộp kem không rõ đơn vị nhập khẩu này được bảo quản cùng với những sản phẩm đông lạnh tươi sống

Tương tự, tại cơ sở 41 Yên Lãng, PV cũng ghi nhận được tình trạng nhiều sản phẩm nhập ngoại như: Mỹ phẩm Nhật, nước ngọt Trung Quốc, đồ khô Nhật Bản,… nhiều sản phẩm không có bất kỳ thông tin nào bằng tiếng Việt.

La liệt các sản phẩm mỹ phẩm trên bao bì thể hiện là những sản phẩm đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng không rõ thông tin đơn vị nhập khẩu
Các sản phẩm mỹ phẩm trên bao bì thể hiện là những sản phẩm đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng không rõ thông tin đơn vị nhập khẩu
Đồ uống
Đồ uống "trắng" thông tin tiếng Việt
Những sản phẩm như này khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy bối rối khi lựa chọn sản phẩm
Những sản phẩm thiếu thông tin tiếng Việt như này khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy bối rối khi lựa chọn sản phẩm. Ảnh: cắt từ clip

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Những thông tin trên xin được gửi tới Cục QLTT Thành phố Hà Nội cũng như các cơ quan chức năng có liên quan vào cuộc kiểm tra làm rõ. Ở bài tiếp theo, Tòa soạn Thương hiệu và Công luận xin được tiếp tục phản ánh tới độc giả những hoạt động tại địa điểm khác của hệ thống Gold Fruit, cũng như các đầu mối cung cấp hàng hóa cho chuỗi hệ thống này. Cùng với đó là những thông tin liên quan đến hoạt động kiểm soát thị trường của lực lượng QLTT địa phương ngay sau khi có thông tin mới nhất.

T.A-TN