Theo thông báo từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản sẽ áp dụng yêu cầu giấy chứng nhận thủy sản khai thác (Catch Certificate) cho 04 loài: Mực ống và mực nang (Squid anh Cuttle fish), cá thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.), cá thu (Mackerel, Scomber spp) và cá trích (Sardine, Sardinops spp) khi nhập khẩu vào Nhật Bản. Thời gian Nhật Bản áp dụng quy định nói trên bắt đầu từ ngày 01/12/2022.

Mực ống và mực nang là một trong 4 loại thủy sản phải có chứng nhận khai thác khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Ảnh minh họa, nguồn interrnet
Mực ống và mực nang là một trong 04 loài thủy sản phải có chứng nhận khai thác khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Ảnh minh họa, nguồn interrnet.

So với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh do được ưu đãi thuế quan theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với Nhật Bản. Như vậy, dư địa xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản còn rất lớn.

Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 03 FTA song phương, đa phương, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định CPTPP.

Việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau.

Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường rất khắt khe, khi xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường này các doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa cũng như hình thức bao gói.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai của thủy sản Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 02 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 210 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2021.

Lê Pháp (T/h)