Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhìn từ câu chuyện giải cứu thịt lợn

6 tháng qua, danh mục các mặt hàng nông sản cần giải cứu vẫn tiếp tục dài thêm như: bí đỏ, bí xanh, ớt quả, chuối… Trong đó, một mặt hàng được giải cứu mạnh mẽ nhất, rộng lớn nhất là mặt hàng thịt lợn.

Nhìn từ câu chuyện giải cứu thịt lợn - Hình 1Sau 2 tháng giải cứu với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã tiêu thụ được hàng trăm nghìn tấn thịt lợn. Tuy nhiên, trong việc giải cứu này, vẫn còn một số vấn đề cần phân tích cụ thể hơn.

Chưa đồng bộ

Đó là, ba cung bậc giá bán lẻ song song thực hiện trong việc giải cứu thịt lợn. Nếu nâng giá mua lợn hơi 5.000 đồng - 10.000 đồng/kg lợn hơi của người chăn nuôi cộng chi phí và cộng lãi 100.000 đồng/con lợn thì giá bán lẻ cho người tiêu dùng bình quân là 35.000 đồng/kg móc hàm. Việc này, Công ty TNHH dịch vụ An Hạ và một số địa phương khác đã thực hiện rất có hiệu quả. Nếu mua của người chăn nuôi với giá như trên nhưng con lợn vẫn qua 2-3 khâu trung gian rồi mới đến chợ thì giá bán lẻ bình quân móc hàm là 45.000 đồng/kg. Nếu mua của người chăn nuôi với phương thức trên nhưng qua 1-2 khâu trung gian cộng với chiết khấu của siêu thị được hưởng, khoảng 10-12% thì giá bán bình quân móc hàm là 55.000 đồng/kg.

Từ 3 cung bậc giá kể trên cho thấy, nếu chia sẻ lợi nhuận với người nông dân một cách thân thiện và công bằng hơn thì giá bán lẻ ở chợ và siêu thị có thể giảm hơn nữa. Thực tế, giá bán lẻ ở 2 kênh này vẫn cao so với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Ngoài ra, trong đợt giải cứu, còn xuất hiện một số hiện tượng cạnh tranh tiêu cực bằng mọi giá như đốt quán bán lợn, đổ dầu luyn vào thịt lợn của người bán giá thấp… Những hiện tượng đó cần bị phê phán và xử lý kịp thời. Điều muốn nói thêm ở đây là sự vào cuộc của một số doanh nghiệp tư nhân có tấm lòng lại nhanh hơn bà con tiểu thương ở chợ và một số siêu thị. Điều đó cho thấy sự nhạy bén và vào cuộc quyết liệt của các kênh bán hàng trên thị trường chưa được đồng bộ trong cuộc giải cứu vừa qua.

Hiện nay, tồn thịt lợn hơi trong dân vẫn còn khoảng 200.000 con, một số siêu thị, công ty kinh doanh thịt lợn vẫn tiếp tục giải cứu cho bà con chăn nuôi. Trong khi đó, một số siêu thị vẫn neo mức giá bình quân khoảng 55.000 đồng/kg, thịt thăn là 110.000 đồng và giá thịt ba chỉ là 95.000 đồng/kg.

Công cuộc giải cứu thịt lợn cũng có những mặt phải xem xét, đó là sau khi bà con tiêu dùng tập trung hỗ trợ tiêu thụ thịt lợn thì sức tiêu thụ thịt gà công nghiệp và trứng các loại lại suy giảm. Giá thịt gà công nghiệp chỉ còn 19.000 - 25.000 đồng/kg hơi, trứng gà công nghiệp chỉ còn 600 - 1.000 đồng/quả. Điều trớ trêu vẫn đang diễn ra như những năm trước, đó là thịt gà móc hàm ở chợ và siêu thị vẫn 50.000 - 60.000 đồng/kg, trứng gà công nghiệp vẫn 22.000 -28.000 đồng/chục. Phải chăng lại phải có một cuộc giải cứu nữa đối với 2 mặt hàng này?

Giải pháp cơ bản

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã thành lập Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, một tín hiệu vui ban đầu cho nền sản xuất, phân phối sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Việc đàm phán với Trung quốc về xuất khẩu thịt lợn chính ngạch cũng đã có những phiên ban đầu. Tuy nhiên, khả năng đến đầu năm 2018, chúng ta mới có thể xuất khẩu thịt lợn, bởi những đòi hỏi khắt khe về mặt chất lượng hàng hóa của phía Trung Quốc.

Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, các đại biểu đã chất vấn đến cùng về những giải pháp sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam một cách hiệu quả đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Để giải quyết được cơ bản những vấn đề trên, cần phải có những biện pháp sau đây:

Khâu sản xuất: Nâng cao quy mô, sản xuất chăn nuôi theo tính chất sản xuất hàng hóa có chất lượng, năng suất cao và giá cả cạnh tranh, luôn luôn gắn kết từng vùng sản xuất với hệ thống phân phối nội địa, và thị trường xuất khẩu.

Khâu phân phối: Cần thiết lập màng lưới phân phối rộng khắp, hiệu quả, gắn phân phối với sản xuất, trở thành chuỗi một cách bền vững. Lợi nhuận của các khâu trong chuỗi đó phải được phân chia hợp lý, công bằng, quan tâm trước hết đến lợi nhuận của người làm ra sản phẩm cho xã hội; không ép cấp, ép giá, đẩy giá lên, làm thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng xã hội.

Nhà nước: Cần kiến tạo môi trường sản xuất và phân phối minh bạch, công khai, thông thoáng, thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trên thị trường để cạnh tranh một cách bình đẳng. Đồng thời, Nhà nước cần dành kinh phí đầu tư cho những cơ sở hạ tầng lớn ở các vùng sản xuất và địa phương tiêu thụ tập trung. Tổ chức các sàn giao dịch hàng hóa nông sản thực phẩm đảm bảo giao dịch công khai, minh bạch trên thị trường.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát thị trường một cách công bằng, chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém phẩm chất một cách kiên quyết, nghiêm minh; bảo vệ những doanh nghiệp, cá nhân làm ăn nghiêm túc, chân chính.

Vũ Vinh Phú

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.