Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cửa hàng TutiCare tại Hà Nội bày bán hàng hóa nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt, cơ quan Quản lý thị trường đang tiến hành kiểm tra

Vừa qua, Thương hiệu và Công luận có đăng tải bài viết “Bốn cửa hàng TutiCare (tại Hà Nội) có bày bán hàng hóa nước ngoài không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, nhân viên nói “hàng xách tay”. Sau khi liên hệ với Cục Quản lý thị trường Hà Nội, đại diện Cục cho biết, đã giao cho Đội quản lý thị trường số 17 và đang tiến hành kiểm tra.

Một số sản phẩm nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt

Trước đó, vào các ngày 1 và 2/11/2022, phóng viên Thương hiệu và Công luận đã “mục sở thị” và ghi nhận tại 4 cửa hàng thuộc chuỗi hệ thống thương hiệu Tuticare tại Hà Nội là số 40 Nguyễn Phong Sắc, 92A Nguyễn Chí Thanh, 56A Ngọc Khánh, 302 Xã Đàn, qua đó thấy tình trạng tại đây bày bán một số mặt hàng sản xuất tại Việt Nam như quần áo cho bé, tinh dầu xông phòng, sách vải; nhiều mặt hàng nhập khẩu nước ngoài như bỉm, sữa, thực phẩm chức năng, đồ ăn dặm, bình sữa…

Trong đó, có một số sản phẩm có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định với các thông tin về nơi sản xuất, thành phần, chất liệu, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, lưu ý, đơn vị nhập khẩu và phân phối nhưng cũng tồn tại một số mặt hàng toàn chữ nước ngoài mà không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, tập trung vào các sản phẩm là kem bôi da, kem hăm, chống muỗi, tinh dầu sả, cốc uống nước... Điều này một mặt gây khó khăn cho người tiêu dùng khi tìm hiểu thông tin về sản phẩm như cách sử dụng, cách bảo quản, đơn vị nhập khẩu, ngày sản xuất, hạn sử dụng… khi đối tượng sử dụng của các sản phẩm này là mẹ bầu, mẹ sau sinh và trẻ em; mặt khác, điều này là vi phạm quy định của pháp luật về tem nhãn hàng hoá.

Tại cửa hàng số 40 Nguyễn Phong Sắc, phóng viên ghi nhận có một số mặt hàng như kem hăm Sudocream, kem buôi chống muỗi, kem bôi da Lucas, Soft Creme, bình uống nước, gói ăn dặm 100% chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định pháp luật.

Tại cửa hàng 92A Nguyễn Phong Sắc, phóng viên cũng thấy tình trạng tương tự, một số sản phẩm như phía trên hoàn toàn 100% chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt. Ngoài ra còn có núm ti, dụng cụ hút mũi, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D3 cho bé…

Tại cửa hàng Tuticare 56A Ngọc Khánh, phóng viên tiếp tục ghi nhận tình trạng tương tự, ngoài một số sản phẩm không có tem nhãn phụ Tiếng Việt như trên, còn các sản phẩm khác cũng toàn chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ theo quy định, như nước muối sinh lý, túi đá khô Unimom, tinh dầu sả, núm ti Lanshinoh, thực phẩm chức năng Ostelin bổ sung D3 cho bé, Pregnacare cho mẹ sau sinh…

Tại cửa hàng Tuticare 302 Xã Đàn, tình trạng tương tự cũng xuất hiện. Nhiều sản phẩm không tem nhãn phụ Tiếng Việt được phóng viên ghi nhận trên các sản phẩm như kem bôi hăm chobes Bepanthen, thực phẩm chức năng Pregnacare cho mẹ sau sinh, bình nước cho bé Upass, nước muối cho bé Sterimar, sữa tắm Skina babe, tất cho bé…

Đáng chú ý, tại cửa hàng 92 Nguyễn Chí Thanh, nhận thấy sản phẩm kem dưỡng da Dexeryl không có tem nhãn Tiếng Việt, phóng viên phải hỏi nhân viên cách sử dụng thế nào. Nhân viên cho biết: “Kem bôi cả người cả mặt đều được, ngày bôi mấy lần cũng được, nó không phải thuốc, cứ vệ sinh da khô xong bôi”. phóng viên tiếp tục thắc mắc về sản phẩm không có tem nhãn Tiếng Việt, nhân viên tại đây cho biết: “Đấy là hàng đi air, nó không phải nhập khẩu chính ngạch nên không có tem Tiếng Việt”.

Tại cửa hàng 302 Xã Đàn, nhận thấy sản phẩm Pregnacare không có tem nhãn Tiếng Việt. phóng viên hỏi đây là hàng nước nào thì nhân viên cho biết của Anh. Nhân viên tại đây cũng nói thêm: “Vitamin thì bọn em có một số hàng nhập khẩu, một số hàng xách tay”.

Như vậy, với câu trả lời của nhân viên, những hàng hoá không có tem nhãn phụ Tiếng Việt tại đây hàng hoá xách tay. Có nghĩa là, tại chuỗi cửa hàng của Tuticare, bên cạnh hàng hoá có tem nhãn phụ Tiếng Việt là hàng nhập khẩu chính ngạch, còn đang bày bán cả hàng hoá xách tay.

Trong khi đó, theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì từ ngày 15/10/2020, cá nhân kinh doanh hàng xách tay, hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 - 50 triệu đồng, tuỳ thuộc giá. Mức phạt cao nhất lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Còn theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Phía Tuticare “im lặng”!

Để thông tin khách quan, ngay sau khi ghị nhận và phản ánh thông tin, ngày 4/11/2022, phóng viên đã liên hệ tới hệ thống cửa hàng Tuticare. Người tiếp nhận thông tin là Phạm Thùy Dương, giới thiệu là Bộ phận Marketing và truyền thông của đơn vị. Người này cho biết sẽ liên hệ lại, nhưng tới nay vẫn chưa có thông tin phản hồi với báo chí và bạn đọc.

Phóng viên cũng đã liên hệ tới Cục Quản lý thị trường Hà Nội để phối hợp xác minh và cung cấp kết quả kiểm tra tại hệ thống cửa hàng Tuticare, nhằm đảm bảo thượng tôn pháp luật và minh bạch thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sau đó, đại diện Cục Quản lý thị trường cho biết, đã giao Đội quản lý thị trường số 17 xác minh và trong tuần sau sẽ có kết quả.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Trúc Mai – Hồng Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Hà Tĩnh: Phân bổ 25 tỷ đồng cho các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
Hà Tĩnh: Phân bổ 25 tỷ đồng cho các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung

Tổng số tiền 25 tỷ đồng được phân bổ từ nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương nhằm thực hiện các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

Quảng Ninh thành lập trường liên cấp thuộc Đại học Hạ Long
Quảng Ninh thành lập trường liên cấp thuộc Đại học Hạ Long

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định 1183/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về việc thành lập Trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông Thực hành Sư phạm (tiền thân là Trường liên cấp Thực hành Sư phạm) thuộc Trường Đại học Hạ Long.

Biên phòng TP. Hồ Chí Minh bắt giữ phương tiện vận chuyển cát trái phép
Biên phòng TP. Hồ Chí Minh bắt giữ phương tiện vận chuyển cát trái phép

Ngày 23/4, Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh cho biết, lực lượng Biên phòng cửa khẩu cảng Nhà Rồng vừa bắt giữ một phương tiện vận chuyển cát trái phép trên sông Đồng Nai.

Xử lý 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Xử lý 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện (từ ngày 10/4 đến ngày 20/4), lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi tham gia giao thông.

Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới
Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Chúng ta tin tưởng rằng, ASEAN đã, đang và sẽ đóng góp ngày càng chủ động, tích cực hơn cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới".

Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long
Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long

Từ ngày 26/3 đến 20/4, TP. Hạ Long và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp thực hiện đợt cao điểm làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long, thu gom, xử lý được trên 1.500m3 rác thải, chủ yếu là vật tư phao xốp, bè mảng hỏng, túi nilon…