Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều doanh nghiệp vận tải kêu giá xăng dầu giảm “chưa thấm vào đâu”

Từ khi giá xăng, dầu giảm hơn 3.000 đồng/lít, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP. HCM cho biết họ vẫn chưa thực sự có lãi, khi giá cả một số mặt hàng, dịch vụ vẫn chưa hạ nhiệt để giảm áp lực chi tiêu, sinh hoạt.

Sau kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 11/07, sau khi áp dụng giảm thêm thuế bảo vệ môi trường, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 3.110 đồng/lít còn 27.780 đồng/lít và xăng RON 95 giảm 3.090 đồng/lít còn 29.670 đồng/lít. Đây là lần giảm thứ 2 sau bảy lần tăng liên tiếp và là mức giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay của giá xăng, dầu trong nước.

Giảm hơn 3.000 đồng/lít, có thể nói đây là lần đầu tiên giá xăng dầu giảm sâu nhất kể từ đầu năm đến nay. Với anh Cang Quốc Thái, tài xế xe ôm công nghệ và đồng nghiệp của mình đây là tín hiệu vui, giúp các anh cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, giá xăng giảm hơn 3.000 đồng/lít giúp những người tài xế cũng đỡ phần nào. “Thời điểm xăng lên đỉnh điểm 33.000 đồng/lít, tài xế chúng tôi chạy không dư dả nhiều, chỉ chạy chơi chơi vừa đủ tiền là về. Với những anh em chạy xe là công việc chính thì phải “cắn răng” mà chạy”, anh Cang Quốc Thái nói.

Nhiều doanh nghiệp vận tải kêu giá xăng dầu giảm “chưa thấm vào đâu”
Việc giảm hơn 3.000 đồng/lít là chưa “ăn thua” và chưa thể “trút bỏ” gánh nặng chi phí.

Đại diện Công ty TNHH Vận tải hành khách Minh Phương ông Trần Hữu Phạm Tân cho biết: Những ngày trước, mỗi chuyến xe khứ hồi TP. HCM - Huế tiêu thụ khoảng 25 – 26 triệu đồng tiền dầu, phí cầu đường, lương của tài xế, phụ xe, nhân viên ở 2 đầu bến. Nay giá xăng dầu giảm, chi phí trên cũng giảm về khoảng 23 triệu đồng.

Cũng theo ông Tân, khoảng 1 tuần nay, tình hình kinh doanh của công ty có lãi nhưng cũng chẳng được là bao. Phần lớn lãi là do lượng hành khách đi lại tăng trong mùa hè, chứ không phải có lãi nhờ giá xăng dầu giảm.

“Do đang trong mùa Hè nên lượng khách và nhu cầu đi lại của người dân cũng rất là đông nên nhà xe còn khai thác được 2 chuyến/ngày. Khoảng 3 tuần nay, lượng khách ra vào giữa TP. HCM và Huế đông, nên lúc nào xe cũng đầy khách. Một phần cũng nhờ giá vé máy bay quá cao cho nên họ mới chuyển sang đi xe khách. Tầm khoảng tháng 8, giá vé máy bay bắt đầu hạ xuống là khi đó người ta sẽ đổi qua đi lại máy bay thì xe khách lại vô mùa ế, do lượng người đi lại ít”, ông Tân cho biết.

Cùng quan điểm, ông Võ Thành Đông - đại diện công ty vận tải Tuấn Anh cho biết: “Nhà xe vui thì có vui phần nào nhưng xăng dầu tăng bao nhiêu đợt và giờ giảm chỉ có 3.000 đồng/lít thì nói chung là cũng chẳng ăn thua. So với mặt bằng chung, chi phí chung của doanh nghiệp hiện tại phải chịu vẫn cao. Tôi mong các ban ngành ở trên xem xét giảm chi phí xăng dầu lại, để cho dân, doanh nghiệp đỡ tổn hại nhiều hơn”,

Ông Bùi Văn Quảng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vận tải hàng hóa TP. HCM cho biết: Việc giá xăng, dầu giảm hơn 3.000 đồng/lít, sau hơn chục lần điều chỉnh tăng giá từ đầu năm đến nay là chưa “ăn thua” và chưa thể “trút bỏ” gánh nặng chi phí mà các doanh nghiệp vận tải đang chịu phải.

“Giá xăng dầu tác động khoảng 17% giá thành vận chuyển, trong khi doanh nghiệp vận tải chỉ được điều chỉnh 5 – 10% giá cước mỗi khi giá xăng dầu tăng. Do đó, giá cước vẫn còn khoảng 5% trong biên độ chưa điều chỉnh. Với giá xăng, dầu giảm hơn 3.000 đồng/lít, nếu cơ cấu vào giá thành vận tải thì doanh nghiệp chỉ mới giảm được khoảng 200.000 đồng chi phí cho 100 km đường. Hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang phải hoạt động cầm chừng và “gồng mình” chịu lỗ”, ông Quảng nói.

Người dân và các doanh nghiệp vận tải TP. HCM mong muốn Chính phủ, các bộ ngành cần xem xét cắt giảm thuế VAT đối với các mặt hàng xăng, để giá xăng dầu tiếp tục giảm xuống thêm, tạo trợ lực giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững
Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững

Tại Khóa họp thường niên lần thứ 80 của ESCAP, diễn ra ở Thái Lan, Việt Nam nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoàn thành đúng hạn Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.

Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện mức giá dao động quanh ngưỡng 96.000 đồng/kg – 97.000 đồng/kg.

Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?
Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?

Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia. Chuyên gia cho rằng, nếu các điều kiện đấu thầu được NHNN sửa lại cho đủ hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cân đối được rủi ro thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia đấu thầu vàng hơn.

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định

Giá heo hơi hôm nay 26/4, giá heo hơi đi ngang tại các tỉnh trên cả nước. Hiện giá heo dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/4, giá cà phê tăng thêm 2.700 - 3.300 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 132.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 132.200 đồng/kg.

VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro
VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro

Trong phiên hôm nay 26/4, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động trong vùng giá 1.200 – 1.225 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên đồ thị giá có thể sẽ còn biến động hẹp trong những phiên giao dịch tới với thanh khoản thấp.