Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều giải pháp cấp bách cho ngành mía đường trong tình hình mới

Với việc chính phủ một số nước trong ASEAN trợ giá mặt hàng đường cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất mía đường dẫn đến cuộc chơi không công bằng, cùng với những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, ngành mía đường của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, cần có những biện pháp cấp bách hỗ trợ từ Nhà nước.

 Ảnh minh họaẢnh minh họa

Đối mặt với nhiều khó khăn

Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ngành mía đường đang phải đối mặt với một số khó khăn.

Thứ nhất, vùng nguyên liệu mía bị thu hẹp. Từ diện tích mía vụ 2014-2015 là 305.000 ha đã giảm chỉ còn 157.000 ha trong vụ 2019-2020 (giảm gần 50%), nhiều nhà máy đã không có mía để hoạt động.

Ông Lộc phân tích, nguyên nhân là do dưới tác động của các loại đường phá giá bao gồm nhập khẩu chính ngạch, nhập lậu và gian lận thương mại trong nhiều năm, giá đường Việt Nam luôn ở mức thấp nhất ở trong khu vực và đường sản xuất từ mía liên tục bị tồn kho. Các nước xung quanh luôn duy trì được giá hơn 45 USD, trong khi ở Việt Nam, các doanh nghiệp “cố gắng lắm” cũng chỉ đưa được giá lên 35 USD, và giá này được duy trì ở Trung Quốc luôn là 70 USD.

Qua đó có thể thấy, các nhà máy không thể đưa ra giá mía đủ đảm bảo đời sống cho nông dân trồng mía. Người nông dân không có cách nào khác là đành phải bỏ cây mía. Thực tế giá đường và mía tại Việt Nam những năm gần đây là mức giá thấp nhất trong khu vực. Các quốc gia trồng mía lân cận đều có sự hỗ trợ từ nhà nước trong khuôn khổ bảo vệ giá đường nội địa và chính sách chia sẻ (sharing) giữa nhà máy và nông dân nên vẫn bảo vệ được diện tích trồng mía và sinh kế cho người trồng mía bất chấp các diễn biến bất lợi do thiên tai dịch bệnh và thị trường.

Khó khăn lớn nhất hiện nay chính là các nhà máy không có mía để hoạt động, cần sự hỗ trợ của Nhà nước để doanh nghiệp có thể hoạt động được và người nông dân đủ sống.

Thứ hai, thị trường bị thu hẹp và cạnh tranh quyết liệt, không sòng phẳng. “Bắt đầu từ tháng 1/2020 Việt Nam thực thi cam kết ATIGA, đường được tự do nhập khẩu từ các nước ASEAN, nhiều khách hàng công nghiệp lớn của ngành đường đã nhập khẩu trực tiếp và giảm hoặc không mua đường sản xuất từ mía. Thị phần đường còn lại là sân chơi cạnh tranh của các đơn vị thương mại nhập khẩu và hệ thống gian lận thương mại đường nhập lậu, với giá đường bị đẩy xuống sát với giá đường nhập khẩu và có khi thấp hơn, đường sản xuất từ mía chỉ có cách tồn kho hoặc bán lỗ dưới giá thành sản xuất. Nguyên nhân là Việt Nam chưa có các công cụ hữu hiệu để bảo vệ thị trường đường nội địa như các quốc gia lân cận, khi họ (bằng nhiều cách khác nhau) chỉ cho phép đường nhập khẩu được vào thị trường sau khi đường sản xuất từ mía trong nước đã được tiêu thụ”, ông Lộc chỉ rõ.

Thứ ba, vốn cho hoạt động sản xuất cạn kiệt. Tình trạng thị trường giảm cầu và giá đường thị trường thấp dưới giá thành sản xuất kéo dài đã nhiều tháng liên tiếp dưới tác động của dịch bệnh và dòng thác đường nhập khẩu đã làm cho các nhà máy bị cạn kiệt dòng vốn hoạt động, buộc các nhà máy chỉ có hai sự lựa chọn: 

Một là tiếp tục tồn kho đường để đối mặt với tình trạng cạn kiệt dòng tiền hoạt động (hệ quả là ngân sách sửa chữa bảo dưỡng bị thu hẹp, quỹ lương công nhân bị cắt xén phải nợ lương, thậm chí một số nơi còn chưa thanh toán hết tiền mía cho nông dân dù vụ ép đã kết thúc 3,4 tháng rồi); Hai là nghiến răng bán lỗ một số lượng đường để duy trì dòng tiền hoạt động (và chấp nhận đối mặt với một viễn cảnh còn tồi tệ hơn là sự giảm sút doanh thu và lợi nhuận trong báo cáo tài chính dẫn đến phản ứng tất nhiên từ các ngân hàng: thu hẹp hạn mức tín dụng, thắt chặt điều kiện giải ngân.

Báo cáo từ các nhà máy cho thấy, hiện các nhà máy đường rất khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại phục vụ cho công tác chuẩn bị sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu).

Thứ tư, cạnh tranh bất bình đẳng khi hội nhập. Hiện nay có nhiều nước đang áp dụng các biện pháp can thiệp. Trong hoàn cảnh như vậy, thì rõ ràng ngành mía đường của nước ta hoạt động rất khó khăn khi hội nhập.

Cần “bệ đỡ” chính sách

Dưới góc độ của mình, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Lam Sơn cho rằng, từ năm 2010 đến nay, Chính phủ và các Bộ, Ban ngành đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó riêng lĩnh vực mía đường có một số cơ chế chính sách liên quan như:

Quyết định số 62/2013/QĐ–TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản xuất nông nghiệp.

Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Quyết định số 1369/QĐ-BNN–CBTTNS, ngày 18/4/2018 của Bộ NN&PTNT về phê duyệt đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 4612/QĐ-BNN–CBTTNS, ngày 21/11/2018 của Bộ NN&PTNT về ban hành kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường giai đoạn 2018–2020.

Mới nhất là Chỉ thị số 28/CT–CP, ngày 14/7/2020 của Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới.

“Các cơ chế, chính sách của Chính phủ, các bộ, ban ngành sau khi có hiệu lực thì việc ban hành các thông tư, hướng dẫn vẫn còn chậm; nhiều nội dung còn bất cập; các tiêu chí, yêu cầu, điều kiện đưa ra quá cao; thủ tục, hướng dẫn chưa rõ ràng, nặng về hành chính; chưa sát với thực tế, do vậy hầu hết các doanh nghiệp, nông dân rất khó tiếp cận”, ông Tam bày tỏ. 

Cũng theo ông Tam, chúng ta cũng đã có nhiều biện pháp, nhưng biện pháp cấp bách hiện nay là vấn đề vốn cho nông dân. Sản xuất mía không tốn nhiều vốn, nhưng nông dân thì trông chờ vào nhà máy, trong khi đó nhà máy đang khó khăn.

Ông Tam kiến nghị, Nhà nước cho nông dân vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để hưởng một chính sách ổn định. Đồng thời, Nhà nước nghiên cứu trình Quốc hội miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp để giúp nhà máy có điều kiện tăng giá mía cho nông dân.

Việc sản xuất mía manh mún cho nên giá thành cao. Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai để có được cánh đồng lớn, cơ giới hóa đồng bộ. Nhưng chính sách chưa đi vào thực tế và chưa có giải pháp cụ thể. Do đó, rất cần các ngành quan tâm đến vấn đề này.

“Cuối cùng, chúng tôi đề nghị Nhà nước và ngành Công thương có chính sách quản lý đường nhập khẩu và chống buôn lậu. Đây là những việc cần giải quyết khẩn cấp”, ông Tam nhấn mạnh. 

 Thái Bình

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.