Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng hoá, thực phẩm bày bán tại siêu thị thiếu thông tin về nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn phụ Tiếng Việt

Là một trong những hệ thống siêu thị có lượng khách hàng đông nhất của Hà Nội, thế nhưng tại hệ thống siêu thị đang diễn ra tình trạng bày bán sản phẩm, thực phẩm "trắng thông tin", không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn, không hạn sử dụng, không tem nhãn phụ tiếng Việt…

LTS: Hiện nay, người tiêu dùng thường xuyên mua sắm tại các hệ thống siêu thị lớn, vì họ tin tưởng sản phẩm ở những hệ thống này luôn đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ bán những sản phẩm còn hạn sử dụng. Nhưng ngược lại, một số siêu thị đã không tuân thủ các quy định của pháp luật, bán hàng không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, hạn sử dụng... đã khiến nhiều người tiêu dùng mua phải nhiều mặt hàng không như ý muốn, thực phẩm ăn vào có thể gây hại cho sức khỏe.

Bán hàng không tem nhãn, gây khó cho người tiêu dùng

Ngày 21/11/2022, phóng viên Thương hiệu & Công luận đã “mục sở thị” tại siêu thị có địa chỉ tại quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. 

Tại đây, bày bán các loại hàng hoá, sản phẩm như: Hoa quả, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn, đồ uống, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em… không tem nhãn phụ Tiếng Việt, nho tươi không có tên sản phẩm và giá bán...

chơi
Một số sản phẩm đồ chơi không có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt.
Nho tươi không có tem và giá bán
Nho tươi không có tên sản phẩm và giá bán.
Mỹ phẩm 100% tiếng nước ngoài không tem phụ tiếng Việt
Mỹ phẩm 100% tiếng nước ngoài không tem phụ Tiếng Việt.
Sản phẩm rong biển 100% tiếng nước ngoài không có tem phụ tiếng Việt
Sản phẩm rong biển 100% tiếng nước ngoài không có tem phụ Tiếng Việt.

Tại gian hàng thực phẩm đông lạnh, phóng viên nhận thấy, có một số sản phẩm, hàng hóa bày bán không có tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất và hạn sử dụng…

Khi Phóng viên cầm lên xem sản phẩm thịt heo say bọc trong túi nilon, thì có hiện tượng nước chảy và dính nhem nhép, trên bao bì của sản phẩm này không có tem nhãn thể hiện thông tin cần thiết như cách bảo quản, nơi cung cấp hàng hoá, ngày sản xuất (NSX) và hạn sử dụng (HSD).

Khi phóng viên hỏi nhân viên bán hàng: "Thịt này để lâu chưa? Từ khi nào? Sao không thấy ngày sản xuất, nơi sản xuất, hạn sử dụng?  Nhân viên bán hàng trả lời: “Mới xay sáng nay xong”… 

Một vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Ischool Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa xảy ra ngày 17/11 gần đây đã gióng một tiếng chuông cảnh báo toàn xã hội.

Sau khi ăn bữa cơm trưa ngày 17/11 tại trường, nhiều em xuất hiện các triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy nhiều lần, sốt, buồn nôn, nôn... nên được đưa đến các bệnh viện trong TP. Nha Trang. Ban đầu các bệnh viện điều trị cho hơn 100 em. Nhưng số học sinh nhập viện rải rác ngày càng tăng.

Qua báo cáo của Sở Y tế Khánh Hòa, thống kê đến trưa 20/11, tổng số ca nhập viện điều trị nội trú là 360 ca. Tổng số ca đã xuất viện là 93 ca. Tổng số ca đang điều trị tại các bệnh viện ở Nha Trang là 266 ca.

Trong số các em đang điều trị, có 21 trường hợp nặng, cần phải theo dõi tích cực.

Đối với một trường hợp đã tử vong ngày 20/11 được xác định là em L.Z.X (sinh năm 2016, học lớp 1).

Bệnh nhân này nhập viện ngày 18/11 trong tình trạng nôn ói nhiều, mệt, đau bụng. Đến chiều tối 19/11, bệnh nhân mệt, lơ mơ, co giật, tím và được các bác sĩ hồi sức tích cực.

Đến sáng 20/11, bệnh nhân li bì, sốt 39 độ, huyết áp và nhịp tim phụ thuộc vận mạch, thở máy ống nội khí quản, dấu hiệu suy đa phủ tạng… Trên đường chuyển viện vào TP. Hồ Chí Minh thì bệnh nhân tử vong.

Thực phẩm nào có thể nhiễm khuẩn Salmonella?

Chúng ta có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella từ nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt gà, gà tây, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau mầm, các loại rau khác và thậm chí cả thực phẩm chế biến sẵn.

Một số đợt bùng phát Salmonella gần đây khiến nhiều người bị bệnh ở nhiều bang ở Hoa Kỳ có liên quan đến thịt gà, gà tây xay, thịt bò xay, cá ngừ sống, nấm, hành tây, đào, đu đủ, trái cây cắt miếng, hạt điều và sốt tahini.

Thực phẩm không phải là con đường duy nhất mà Salmonella lây sang người. Vi khuẩn cũng lây lan qua nước bị ô nhiễm, môi trường, người khác và động vật.

Ngay cả vật nuôi và động vật mà bạn có thể tiếp xúc tại vườn thú, trang trại, hội chợ, trường học và nhà trẻ cũng có thể mang vi khuẩn Salmonella và các vi trùng có hại khác.

Hàng hóa không nhãn phụ và "trắng thông tin"

Để thông tin được khách quan hơn, phóng viên tiếp tục tìm đến siêu thị tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội để ghi nhận thực tế. Phóng viên nhận thấy cả 02 siêu thị này đều bày bán một số hàng hoá, nhãn mác sản phẩm ghi bằng chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Các mặt hàng không tem nhãn phụ chủ yếu là những sản phẩm thực phẩm đồ ăn, đồ uống…

a
 Đồ ăn 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt.

Tại khu bày bán đồ ăn, mỹ phẩm, phóng viên còn thấy có những sản phẩm 100% chữ nước ngoài (bao gồm tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Thái Lan…) nhưng không có nhãn phụ Tiếng Việt.

Đồ uống
Đồ uống 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt.
Sản phẩm kẹo 100% tiếng nước ngoài, không có tem phụ tiếng Việt
Sản phẩm kẹo 100% tiếng nước ngoài, không có tem phụ Tiếng Việt.
Đồ gia dụng
Đồ gia dụng 100% tiếng nước ngoài, không có tem phụ Tiếng Việt.

Các quy định của pháp luật điều chỉnh

Nghị quyết số 41/NQ-CP, ngày 09/06/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Tại điểm 1, Điều 44, Luật An toàn thực phẩm quy định về ghi nhãn thực phẩm quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.

Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Khoản 3, Điều 7, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng Tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tại khoản 2, Điều 7, Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, theo đó các siêu thị, trung tâm thương, mại không được kinh doanh các loại hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng Tiếng Việt.

Người tiêu dùng đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra

Hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Từ sự việc nêu trên của 02 cơ sở siêu thị, câu hỏi được nhiều người tiêu dùng đặt ra là: Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm "trắng thông tin" bị phản ứng sau dùng, ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc bệnh, phải nhập viện điều trị thì ai chịu trách nhiệm? 

Cơ quan chức năng sẽ nói gì về vấn đề một số sản phẩm bày bán tại hệ thống siêu thị lớn này lại không ghi rõ thông tin hạn sử dụng và không rõ tem nhãn phụ Tiếng Việt?.

Trước thực tế hàng hóa, sản phẩm bày bán "trắng thông tin", không nhãn phụ Tiếng Việt tại hệ thống siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội, đề nghị Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội và Chi cục An toàn thực phẩm TP. Hà Nội kiểm tra, xác minh, xử lý sai phạm để bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, khách hàng.

Lê Pháp

Bài liên quan

Tin mới

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...