Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều lợi ích cho thị trường, khách hàng khi bỏ độc quyền vàng miếng

Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho biết, Hiệp hội đã kiến nghị cách đây 4 năm, tức là từ năm 2020 vì thấy Nghị định 24 không còn phù hợp. Việc bỏ độc quyền vàng miếng là bức thiết.

Ảnh minh họa, nguồn internet.
Nhiều lợi ích cho thị trường, khách hàng khi bỏ độc quyền vàng miếng. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Ông Đinh Nho Bảng nhấn mạnh: "4 năm Hiệp hội kiến nghị là không nên duy trì thương hiệu SJC và không nên độc quyền sản xuất vàng miếng. Vì không có ngân hàng Trung ương nào đi sản xuất vàng miếng như Nghị định 24 đã giao cho Ngân hàng Nhà nước. Cả thế giới không ai làm như vậy. Chỉ có Việt Nam thôi, các nước Đông Nam Á cũng không. Cho nên cái việc bỏ là cần thiết lắm rồi, bức xúc lắm rồi".

Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, Nghị định 24 năm 2012 về cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, có thể thấy giá vàng, nhất là thương hiệu SJC so với quốc tế chênh tương đối cao. Từ đó có thể dẫn tới hiện tượng đầu cơ, găm giữ vàng thương hiệu SJC.

Do đó có thể thấy, Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lúc này rất quyết tâm đổi mới, cập nhật cách thức quản lý vận hành thị trường vàng tốt hơn. Do đó, ông Lực cho rằng đề xuất của NHNN về việc bỏ độc quyền của nhà nước với sản xuất vàng miếng phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Nhiều lợi ích cho thị trường, khách hàng khi bỏ độc quyền vàng miếng. Ảnh minh họa, nguồn internet.
Nhiều lợi ích cho thị trường, khách hàng khi bỏ độc quyền vàng miếng. Ảnh minh họa, nguồn internet.

"Ưu điểm rõ ràng là tạo ra tính cạnh tranh công bằng hơn giữa thương hiệu SJC và các thương hiệu khác. Thứ hai là góp phần tăng nguồn cung thông qua việc NHNN đề xuất xem xét cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí điều kiện để có thể cùng nhập khẩu vàng miếng về.

Nó sẽ giảm bớt sự khan hiếm nguồn cung, dẫn đến quan hệ cung cầu được cân đối hơn, góp phần giảm đáng kể mức chênh lệch giữa giá vàng thương hiệu SJC và giá vàng quốc tế. Thứ ba là qua đó thấy rằng chúng ta đã và đang giảm bớt đi công cụ hành chính và dùng nhiều hơn công cụ gián tiếp, tức là những công cụ mang tính chất thị trường đảm bảo thị trường ngày càng tiệm cận với cách thức quản lý của quốc tế", Tiến sỹ Cấn Văn Lực nêu ưu điểm.

Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam phân tích: Việc đó cũng góp phần rạch ròi câu chuyện quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh. Cái thứ nhất là rạch ròi giữa quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh. Việc thứ hai nữa là giao cho doanh nghiệp vàng sản xuất vàng miếng người ta nhập khẩu bằng vốn của người ta. Còn NHNN làm thì lại phải trích quỹ dự trữ ngoại tệ. Cái thứ ba là NHNN nhập 1 lần nhiều  không phải nhập theo tiến độ sản xuất. Còn doanh nghiệp nhập theo tiến độ sản xuất và theo cầu của thị trường.

Nhiều lợi ích cho thị trường, khách hàng khi bỏ độc quyền vàng miếng. Ảnh minh họa, nguồn internet.
Nhiều lợi ích cho thị trường, khách hàng khi bỏ độc quyền vàng miếng. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Theo đại diện NHNN thì, cùng với đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, NHNN sẽ thực hiện cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cho rằng, hoạt động liên quan đến vàng trang sức mỹ nghệ nên coi là hoạt động kinh doanh thông thường và giao cho một bộ, ngành khác để thống nhất quản lý từ khâu nhập khẩu, sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ) đến khâu lưu thông trên thị trường.

Theo chuyên gia tài chính, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, việc xóa bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC để thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường vàng thế giới là điều cần thiết.

"Khi có nhiều nguồn cung, không loại vàng miếng nào được Nhà nước bảo hộ thì các loại vàng được cạnh tranh sòng phẳng, người dân có nhiều loại vàng để chọn lựa. Giá vàng theo đó sẽ ổn định vì không còn tình trạng khan hiếm do độc quyền", Tiến sỹ Hiếu nhấn mạnh.

Thị trường đang rất cần đề xuất được hiện thực hoá để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, đảm bảo yếu tố kinh tế thị trường. Do đó, việc nhanh chóng sửa đổi Nghị định 24 sát với thực tiễn là rất cấp bách và cần sự can thiệp kịp thời nhanh chóng của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Nói là không độc quyền, nhà nước không độc quyền nữa, nhưng mở cái đó ra thì cái thương hiệu đó ai hưởng cái này, hết sức cân nhắc, miễn sao nó sát với giá thị trường và thế giới thì lúc đó ta tính cái tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp thu ý kiến các chuyên gia, đề xuất  tiếp tục nghiên cứu, tham khảo thêm để có đề xuất phù hợp tinh thần là để phục vụ cho người dân".

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hội thảo “Công bố Báo cáo hự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”
Hội thảo “Công bố Báo cáo hự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”

Ngày 26/6, tại Khách sạn Sheraton Hải Phòng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc tổ chức Hội thảo “Công bố Báo cáo dự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”. 

Thông cáo Báo chí số 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí số 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 26/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi lăm của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hải Phòng
Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hải Phòng

Sau 1/2 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 17 (chuyên đề) HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.

Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng Trung Quốc và các nước xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định, bền vững tại khu vực và trên thế giới. 

Vĩnh Phúc: Vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023
Vĩnh Phúc: Vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023

Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, vượt gần 9% kế hoạch năm (mục tiêu năm 2024 thu hút 400 triệu USD).

Chứng khoán khối ngoại ngày 26/6: Bất ngờ gom mạnh cổ phiếu TCB, vẫn bán ròng hơn 550 tỷ đồng
Chứng khoán khối ngoại ngày 26/6: Bất ngờ gom mạnh cổ phiếu TCB, vẫn bán ròng hơn 550 tỷ đồng

Thị trường sụt giảm sau phiên lao dốc ngày 24/6, khối ngoại giao dịch có phần sôi động hơn và tiếp tục bán ròng hơn 550 tỷ đồng, với tâm điểm là cổ phiếu FPT và chứng chỉ quỹ FUEVFVND.