Ngày 17/5, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024.

Kiến nghị tới hội nghị, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP, Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu theo hướng đề nghị xem xét, sửa đổi quy định để đại lý được mua của nhiều nguồn, nhằm tránh đứt gãy nguồn cung, tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh và đảm bảo quyền lợi cho đại lý và người tiêu dùng;

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP, Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu theo hướng đề nghị xem xét, sửa đổi quy định để đại lý được mua của nhiều nguồn, nhằm tránh đứt gãy nguồn cung, tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh và đảm bảo quyền lợi cho đại lý và người tiêu dùng;
Ảnh minh hoạ

Đồng thời, 2 Sở Công Thương này cũng kiến nghị Bộ Công Thương bỏ quy định về logo, chỉ quy định về biển hiệu của thương nhân kinh doanh tại cửa hàng đó;

Xem xét quy định giao cho thương nhân đầu mối chịu trách nhiệm tính toán, cân đối đề xuất mức giá bán buôn, giá bán lẻ, định mức chiết khấu cho toàn hệ thống phân phối - đăng ký mức giá bán và thời điểm áp dụng với liên bộ Công Thương - Tài Chính theo quy định tại Luật giá.

Trả lời kiến nghị này, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 14 tháng 10 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng một Nghị định mới thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong quý II năm 2024.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP để gửi các tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến góp ý.

“Kiến nghị nêu trên của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương sẽ được ban soạn thảo xây dựng Nghị định nghiên cứu, tiếp thu và có ý kiến giải trình cụ thể trước khi trình”- Bộ Công Thương cho biết.

Cũng liên quan đến lĩnh vực quản lý mặt hàng xăng dầu, Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đề nghị Bộ Công Thương sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện Nghị định số 80/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/11/2023 về kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc đại lý xăng dầu được lấy 3 nguồn hàng.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ đã hoàn thiện dự thảo 2 Thông tư quy định, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu gửi xin ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, nội dung liên quan đến việc đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy tối đa 3 thương nhân là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu đã được quy định tại dự thảo Thông tư.

Trước đó, tại hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo Nghị định mới thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hành do VCCI tổ chức, các doanh nghiệp cũng nêu lên nhiều bất cập trong quy định về kinh doanh xăng dầu;

Đồng thời chỉ ra những điểm mâu thuẫn, chưa hợp lý của dự thảo Nghị định so với các quy định pháp luật hiện hành.

Phương Thảo (t/h)