Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những dự báo thị trường hàng hóa năm 2024

Năm 2024, nhằm ổn định thị trường giá cả ở nội địa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chúng ta cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ.

Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ

Năm 2023, thị trường hàng hóa đa dạng và phong phú, giá cả có những thời điểm biến động (do tác động của giá xăng dầu bán lẻ trong nước). Cung hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu khá dồi dào.

Ảnh internet.
Những dự báo thị trường hàng hóa năm 2024. Ảnh internet.

Qua thực tế những hoạt động trên thị trường và diễn biến giá cả, có thể đưa ra một số đặc điểm chính năm 2023 như sau:

Thị trường bán lẻ còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác. Chính vì vậy, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có những dự án phát triển chuỗi bán lẻ theo quy mô khác nhau, từ mini shop đến các trung tâm thương mại, đại siêu thị. Lý thuyết chuỗi - đã được mở rộng ở thị trường Việt Nam. Các nhà bán lẻ, không những phát triển trong nước, còn thu mua hàng hóa, nhất là hàng nông sản thực phẩm để xuất khẩu và cung cấp hàng hóa cho điểm bán ở các nước khác.

Có thể kể ra một số dự án đầu tư bán lẻ:

Tháng12/2013, Thaco đã ra mắt trung tâm thương mại Emart với diện tích 10.500 m2; tiếp sau đó Đại Quang Minh (công ty con của Thaco) được chấp thuận xây dựng trung tâm thương mại ở phía tây Hồ Tây (Hà Nội), sẽ đưa con số hệ thống Emart lên 10 vào năm 2025.

Quý III/2023, Lotte Mart đã khai trương trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ, diện tích 350.000 m2, tại Hồ Tây (Hà Nội), đến nay, họ đã có 19 thành viên công ty hoạt động. Với Aeon Mall, đã có 6 siêu thị trên toàn quốc; dự kiến sẽ tiến tới đạt 20 trung tâm thương mại, trong những năm tới.

Hệ thống Central Retail (Thái Lan) đang vận hành 340 cửa hàng bán lẻ trên 40 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, trong đó có 38 đại siêu thị GO! và 39 siêu thị bán lẻ; ngoài ra còn 200 cửa hàng bán lẻ phi thực phẩm. Vincom Retail - đang sở hữu 05 trung tâm thương mại phân khúc Mega Mall và 7 trung tâm thương mại với phân khúc Centrer…

Những dự báo thị trường hàng hóa năm 2024. Ảnh internet.
Những dự báo thị trường hàng hóa năm 2024. Ảnh internet.

Sự thâm nhập rầm rộ của các DN bán lẻ nước ngoài và DN trong nước vào phân khúc đại siêu thị, trung tâm thương mại, đã đem lại sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa DN trong nước và DN nước ngoài, giữa kênh bán lẻ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại. Xu hướng cạnh tranh, tập trung chủ yếu ở giá cả, chất lượng hàng hóa, uy tín của thương hiệu và niềm tin của người tiêu dung; cạnh tranh về năng lực công nghệ bán hàng đa kênh, về tốc độ, thời gian giao hàng…

Kết quả của sự cạnh tranh này đó là thúc đẩy sự phát triển của các DN, đồng thời đem lại quyền lợi chính đáng cho các nhà cung ứng hàng hóa, các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ năm 2023, chứng kiến sự bùng nổ của các cuộc xúc tiến thương mại mở rộng thị phần bán hàng của các DN sản xuất, kinh doanh trong nước. Những cuộc hội chợ triển, lãm giới thiệu sản phẩm vùng, miền, các sản phẩm OCOP - đã đem lại sự sôi động hơn cho thị trường bán lẻ trong năm qua.

Năm 2023, cũng ghi nhận sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, được thể hiện bằng chính sách giảm thuế VAT, tìm cách tạo việc làm, tăng sức mua cho thị trường…, nhờ đó thị trường sôi động hơn.

Thị trường bán lẻ còn rất nhiều tiềm năng
Thị trường bán lẻ còn rất nhiều tiềm năng

Giải pháp ổn định thị trường 2024

Tuy đạt được những kết quả như trên; song nghiêm túc nhìn lại thì thấy rằng, năm 2023, còn có những vấn đề cần nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ hơn để khắc phục những vướng mắc, tồn tại và cả những yếu kém để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn trong những năm tới.

Trước hết, nhìn về góc độ bình diện toàn xã hội – “lợi ích hài hòa rủi ro chia sẻ” thì chắc chắn phải nhắc đến: Hiện tượng chênh lệch rất cao giữa giá bán với giá gốc. Nghĩa là, sản phẩm đầu ra của các nhà sản xuất, người nông dân, HTX nông nghiệp khá thấp; trong khi khâu trung gian (thương lái) và bán lẻ độc quyền thì hưởng lợi nhuận cao nhất. Trên thị trường bán lẻ, giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng vẫn cao gấp 2 - 3 lần so giá gốc. Vấn đề này, xảy ra nhiều năm, ở nhiều mặt hàng, nhiều địa phương.

Nguyên nhân chính vẫn là hàng hóa qua nhiều khâu trung gian lúc rộ thời vụ thu hoạch, do không có kho dự trữ nên người sản xuất bị nhóm người cơ hội lợi dụng ép giá, ép cấp. Trên thị trường, mua bán chủ yếu là mua đứt, bán đoạn, không thông qua sản giao dịch hàng hóa, rất ít chuỗi cung ứng ngắn được thiết lập (phổ biến hiện nay). Ranh giới giữa nhà buôn chân chính và gian thương vẫn rất mỏng manh, hiệu quả của công tác chống buôn lậu thương mại vẫn chưa được như mong muốn. DN chân chính bị thua thiệt, gian thương có lợi to…

Chuẩn bị bước sang năm kế hoạch 2024, nhằm ổn định thị trường giá cả ở nội địa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc như sau:

Về sản xuất, Việt Nam cần xây dựng quy hoạch phát triển theo vùng một cách ổn định, sản xuất phải gắn với kho dự trữ và cơ sở chế biến sâu, nhằm tăng giá trị cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; có biện pháp chống ép cấp, ép giá, tiêu thụ hàng hóa một cách chủ động theo chuỗi sản xuất phân phối của từng mặt hàng, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm.

Những dự báo thị trường hàng hóa năm 2024. Ảnh internet.
Những dự báo thị trường hàng hóa năm 2024. Ảnh internet.

Trong đó, chúng ta cần tổ chức lại hệ thống phân phối một cách khoa học, quan tâm hơn đến hạ tầng của kênh truyền thống; đặc biệt là củng cố, nâng cấp xây mới các chợ dân sinh hiện nay đang bị xuống cấp nhiều mặt dẫn tới kinh doanh sa sút, năng lực cạnh tranh kém so kênh bán hàng hiện đại; đồng thời thiết lập hệ thống chợ đầu mối vùng có chức năng bổ sung - là các sàn giao dịch mua bán hàng hóa nông sản thực phẩm, tại các địa phương có nguồn hàng sản xuất lớn.

Các DN, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, cần chủ động lên các phương án trong nội bộ để đối phó với biến động trong năm, tới cả ở bên trong nội địa và các tác động ở bên ngoài của các khu vực và thế giới.

Chúng ta tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm kích thích sức mua, chính sách phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt ở thị trường nội địa; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách linh hoạt; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước; kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, theo định hướng phát triển thị trường nội địa của Việt Nam.

Chúng ta tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhằm giảm chi phí tối đa cho DN - không để phát sinh những điều kiện kinh doanh không hợp lý, gây khó khăn trở ngại cho sản xuất, kinh doanh; điều hành giá cả các mặt hàng quan trọng - là đầu vào của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng gia đình như điện, xăng dầu, than… theo hướng từng bước vận hành theo cơ chế thị trường, tăng cạnh tranh bình đẳng, giảm điều hành theo kiểu hành chính, nhiều đầu mối quản lý; kiểm soát chặt chẽ giá bán cho sản xuất và tiêu dùng một cách công khai, minh bạch, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

Mặt khác, chúng ta làm tốt công tác chống buôn lậu, gia lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, trốn thuế… để bảo vệ những DN làm ăn chân chính; xử lý nghiêm, đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm…

Vũ Vinh Phú

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.