Dự án có ngân hàng bảo lãnh sẽ giúp khách hàng sẽ tiếp cận nhanh hơn, vì quyền lợi người mua nhà được đảm bảo (Ảnh:Bảo Lan)
Theo đó, danh sách gồm 42 ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình; Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt; Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu; Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex; Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn; Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong; Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á;
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín; Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt; Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt; Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội; Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. HCM; Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng; Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á; Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân; Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á; Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội; Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín;
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông; Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á; Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long; Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Công thương.
Ngoài ra, danh sách còn có một số ngân hàng nước ngoài như: Ngân hàng thương mại cổ phần MTV ANZ Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Hong Leong Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần MTV HSBC Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Shinhan Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Standard Chartered Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Woori Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần MTV CIMB Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần MTV UOB Việt Nam (Ngân hàng này chưa hoạt động tại thời điểm 15/11/2017); Ngân hàng thương mại cổ phần MTV Public Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Indovina; Ngân hàng liên doanh Việt - Nga.
Trước đó, Điều 56 của Luật Kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư các dự án bất động sản phải được ngân hàng bảo lãnh nghĩa vụ tài chính nếu muốn bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Quyết định 2401/QĐ-NHNN của NHNN đã góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, thanh lọc những dự án, chủ đầu tư yếu kém về năng lực tài chính
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì đã xảy ra một số vấn đề bất cập. Vì nhiều CĐT không đủ năng lực vẫn bán nhà kiểu “trên giấy” và trả tiền theo tiến độ. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư dự án đã không thể hoàn thành dự án đúng cam kết vì thiếu vốn, nên đã có không ít khách hàng rơi vào trạng thái chờ đợi “được vạ thì má đã sưng”.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA, thì hiện nay chi tính riêng TP.HCM đã có tới 500 dự án mà CĐT không đủ khả năng về tài chính để hoàn thành và chỉ một số ít dự án của CĐT có năng lực này.
Đánh giá động thái này của NHNN, một chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh của thị trường BĐS hiện nay, thì đây là yếu tố tích cực, giúp các CĐT dự án có bảo lãnh ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn và cũng là cách để đảm bảo những quyền lợi tối ưu của khách hàng khi mua các sản phẩm BĐS. Đồng thời, góp phần giúp lành mạnh hóa thị trường, thanh lọc những dự án, chủ đầu tư yếu kém về năng lực tài chính.
Bảo Lan