SSI dự báo nhóm cổ phiếu ngành dược khả năng sẽ có triển vọng hồi phục và phát triển trong chặng đường cuối của năm 2021 và năm 2020.
SSI dự báo nhóm cổ phiếu ngành dược khả năng sẽ có triển vọng hồi phục và phát triển trong chặng đường cuối của năm 2021 và năm 2020.

Cụ thể trên thị trường dược phẩm, giá hoạt chất đầu vào dược phẩm toàn cầu (API) đã “hạ nhiệt” nhanh chóng do Ấn Độ đã nối lại sản xuất và chuẩn bị tăng thêm công suất. Hiện tại, mức giá trung bình của hầu hết các hoạt chất đã đạt đỉnh vào tháng Sáu và đi ngang cho tới nay. Đặc biệt, Ấn Độ là nhà cung cấp API quan trọng cho Việt Nam, đang hoạt động sản xuất trở lại từ tháng Năm và bắt đầu hạ giá API xuất khẩu. Trong diễn biến đó, các hãng dược của Trung Quốc cũng dần giảm giá API từ tháng Tám. Nhóm phân tích của SSI dự báo giá API nhập khẩu về Việt Nam sẽ tiếp tục giảm trong các tháng cuối năm. 

Về triển vọng nguồn cung API, các công ty dược Ấn Độ hiện đang đẩy mạnh năng lực sản xuất khi Chính phủ nước này thực hiện gói ưu đãi tiền mặt trị giá 200 triệu USD cho các nhà máy API sản xuất kháng sinh, thuốc chống  HIV, vitamin và 51 thành  phần dược phẩm quan trọng  khác. Đây là động thái đầy tham vọng của Ấn Độ nhằm vượt qua sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường API toàn cầu. 

Trên cơ sở đó, SSI nhận định thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà cung cấp tiếp cận từ nửa cuối năm 2021. Theo đó, giá nguyên liệu đầu vào của các công ty trong nước sẽ sớm giảm từ mức cao, điều này sẽ giúp tỷ suất lợi nhuận của các công ty được sẽ cải thiện trong năm 2022. 

Ngoài ra, quy trình phê duyệt thuốc đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với trước đây. Thống kê từ cơ quan chức năng, số lượng phê duyệt thuốc đã tăng lên từ 171 trường hợp trong 8 tháng năm 2020 lên 335 trường hợp trong 8 tháng năm 2021. Bên cạnh đó, thời gian phê duyệt trung bình đối với một số loại thuốc đã giảm từ 22 tháng xuống 18 tháng. 

“Đây là một dấu hiệu đáng mừng, vì nhiều công ty dược phẩm trong nước đang cần triển khai các sản phẩm mới để đối phó với tốc độ R&D (nghiên cứu và phát triển) ngày càng tăng trong ngành. Đặc biệt là đối với các công ty gần đây đã chọn không xây dựng các nhà máy sản xuất mới như IMP, DHG hay Công ty Dược-Trang thiết bị Y tế Bình Định (mã DBD), Công ty Cổ phần Pymepharco, vì các công ty này đang chờ giấy phép thuốc mới để mở rộng sản xuất,” báo cáo của SSI chỉ ra.

Theo đó, SSI đưa ra dự báo với những yếu tố nêu trên ngành dược kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh thu tốt hơn và có thể sẽ cạnh tranh hơn từ năm 2022. 

“Trong các công bố gần đây của cơ quan quản lý, trong năm 2022, Việt Nam khả năng sẽ mở cửa trở lại một phần hoặc toàn bộ, cùng với tỷ lệ tiêm chủng đang ngày càng tăng trong toàn dân, các công ty dược phẩm sẽ đạt được kết quả lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ và có thể đạt mức trước dịch Covid-19,” báo cáo chỉ ra.

Phương Thảo