Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhựa Bình Minh: Kỳ vọng phục hồi sau đại dịch nhờ nhu cầu tiêu thụ ống nhựa tăng mạnh

Dù đã cắt giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý, nhưng CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) vẫn lần đầu tiên ghi nhận khoản lỗ sau thuế 26 tỷ đồng trong quý vừa qua do tác động của dịch Covid-19. Nhưng với doanh nghiệp có tài chính lành mạnh như BMP đây chính là cơ hội để tận dụng khi nhu cầu phục hồi.

Nhựa Bình Minh: Kỳ vọng phục hồi sau đại dịch nhờ nhu cầu tiêu thụ ống nhựa tăng mạnh
Nhựa Bình Minh: Kỳ vọng phục hồi sau đại dịch nhờ nhu cầu tiêu thụ ống nhựa tăng mạnh.

Lần đầu tiên thua lỗ do... dịch Covid-19

Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của BMP bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ tháng 7/2021 do chính sách giãn cách xã hội và các khó khăn trong vận chuyển hàng hóa ở miền Nam. Đặc biệt, hầu hết các dự án xây dựng đã bị tạm ngưng trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 tại các thị trường trọng điểm như TPHCM và Bình Dương.

Do đó, sản lượng tiêu thụ trong quý III của BMP giảm đến 58% xuống còn 11.000 tấn, doanh thu thuần giảm 57% so với cùng kỳ, còn 527 tỷ đồng. Trong khi đó, giá hạt nhựa PVC bình quân hàng quý tiếp tục tăng 7,3% gây áp lực lên biên lợi nhuận gộp.

Giá nguyên liệu tăng nhưng trong bối cảnh nhu cầu yếu nên giá bán trung bình của BMP chỉ tăng 4,6% lên 50,2 triệu đồng/tấn, khiến biên lợi nhuận gộp đã giảm từ 12,4% trong quý II xuống chỉ còn 4,3% trong quý III.

Dù chi phí bán hàng và quản lý đã được cắt giảm đáng kể (giảm 66%) nhưng kết quả kinh doanh của BMP vẫn sa sút nghiệm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của BMP ghi nhận mức âm 26 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên thua lỗ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sau 44 năm hoạt động.

Lãnh đạo BMP chia sẻ, trong quý 3/2021 - quý cao điểm bùng phát của đại dịch tại các tỉnh phía Nam, các nhà máy của Nhựa Bình Minh chỉ hoạt động 20-30% công suất trong giai đoạn phong tỏa, hiệu suất hoạt động thấp làm tăng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, chi phí quản lý liên quan đến việc công nhân làm việc “3 tại chỗ” cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.

Lũy kế 9 tháng, BMP ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 3,133 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng lao dốc 76%, còn gần 100 tỷ đồng.

Năm 2021, BMP đặt kế hoạch doanh thu 5,200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 523 tỷ đồng. So với kết quả năm 2020, Công ty kỳ vọng doanh thu tăng 11% nhưng lợi nhuận sau thuế đi ngang. Như vậy, với thua lỗ ở quý 3, BMP thực hiện 60% chỉ tiêu doanh thu nhưng mới chỉ thực hiện được 19% mục tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng.

Quy mô tài sản của BMP giảm 15% sau 9 tháng, ghi nhận giá trị 2,558 tỷ đồng tại 30/09/2021. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn sụt giảm 49%, về mức 615 tỷ đồng. Ngược lại, lượng hàng tồn kho tăng 54% so với đầu năm, lên 611 tỷ đồng.

Tâm thế khôi phục sản xuất

Tuy nhiên, theo CTCK Rồng Việt (VDSC), giá nguyên vật liệu cao có thể là thách thức đối với các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính yếu nhưng với doanh nghiệp có tài chính lành mạnh như BMP đây chính là cơ hội để tận dụng khi nhu cầu phục hồi.

Sau khi nới lỏng giãn cách xã hội vào đầu tháng 10, đặc biệt là cho phép các hoạt động xây dựng trở lại, doanh thu của BMP phục hồi nhanh chóng từ 9,8 tỷ đồng/ngày trong tháng 9 lên khoảng 21 tỷ đồng/ngày trong tháng 10. Mức tiêu thụ này còn cao hơn mức 16,1 tỷ đồng/ngày trong quý II.

Dự báo, BMP sẽ bán được khoảng 30.000 tấn trong quý IV, tương đương quý II và hoàn thành khoảng 84% kế hoạch năm 2021. VDSC dự báo, biên gộp của BMP cũng sẽ có sự cải thiện từ mức 4,5% trong quý III lên khoảng 13,5% trong quý IV.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh Nguyễn Hoàng Ngân cho biết, DN xác định đặt an toàn cho người lao động lên đầu. “Chúng tôi không áp lực việc mở cửa ngay lập tức khi chưa yên tâm về điều kiện an toàn của người lao động. Hiện doanh nghiệp vẫn tổ chức vận hành theo ‘3 tại chỗ’ ít nhất trong 10 ngày đầu tháng 10”.

Lãnh đạo Nhựa Bình Minh cho hay, vẫn kỳ vọng hoạt động vận chuyển, đi lại liên vùng giữa TPHCM và các tỉnh lân cận cởi mở hơn trong những ngày tới, vì  phương án tốt nhất là người lao động được đi-về hằng ngày sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Trước mắt, Nhựa Bình Minh đặt mục tiêu có thể khôi phục ngay 70% lực lượng lao động, những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

“Lộ trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dựa trên kịch bản phục hồi của TP.HCM. Trước tiên, chúng tôi rà soát lại tất cả các yếu tố của quy trình sản xuất kinh doanh, đánh giá hiện trạng sau 3 tháng sản xuất ‘3 tại chỗ’. Từ tháng 11, chúng tôi có thể phục hồi 100% nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế hoạch nào cũng sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường. Với các tín hiệu về đầu tư công, các công trình xây dựng, và nhất là việc hầu hết các địa phương đã chuyển sang áp dụng Chỉ thị 15, chúng tôi có sự lạc quan về nhu cầu thị trường trong thời gian tới”, ông Nguyễn Hoàng Ngân bày tỏ kỳ vọng.

Dự báo về năm 2022, theo VDSC, biên lợi nhuận gộp và sản lượng tiêu thụ có thể tiếp tục cải thiện. Đặc biệt, việc giá hạt nhựa PVC đã giảm 33% so với mức đỉnh khoảng 2.200 USD/tấn xuống chỉ còn 1.450 USD/tấn, giúp giảm áp lực lên biên lợi nhuận cho các nhà sản xuất ở Việt Nam.

Về phía cầu, hoạt động xây dựng sẽ sôi động hơn nhờ các dự án dân cư bị hoãn lại trước đó và đầu tư công vào các dự án cơ sở hạ tầng có thể mang lại khối lượng công việc lớn cho ngành xây dựng. Nhu cầu cao hơn đối với ống nhựa có thể hỗ trợ cả giá bán và sản lượng tiêu thụ của BMP tăng lần lượt 4,2% và 21%.

Do đó, VDSC dự phóng biên lợi nhuận gộp của BMP có thể phục hồi lên 17,4% vào năm 2022 từ mức ước tính 13,4% trong năm 2021.

CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) hiện là hội viên Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam. Tiền thân của Công ty là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh được thành lập năm 1977. Lĩnh vực hoạt động chính của BMP là sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su.

Những sản phẩm chính bao gồm ống nhựa, phụ tùng ống nhựa các loại, keo dán ống, bình phun thuốc trừ sâu và mũ bảo hộ lao động. Ngoài ra, Công ty cũng thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc và sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất. BMP hiện sở hữu và vận hành 4 nhà máy sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với tổng công suất 130,000 tấn sản phẩm/năm.

Đến cuối năm 2020, theo SCG Research, BMP chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại miền Nam, 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại miền Bắc và 28% thị phần ống nhựa thị trường nội địa. Đây cũng là thị trường tập trung 79% số lượng cửa hàng phân phối của Công ty, với gần 2.000 đại lý, cửa hàng phân phối, lớn hơn nhiều so với các đối thủ liền kề .

Trong đợt dịch vừa qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, của Hiệp hội VATAP, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đã quyên góp 1 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thông qua Quỹ Doanh nhân vì cộng đồng, đồng thời hỗ trợ 500 bình xịt BX5 5 lít để bơm chất khử trùng cho các đơn vi trực thuộc Sở Y tế TP.HCM.

(Bài viết tuyên truyền theo Nghị quyết 84 của Chính phủ)

 H.M

Bài liên quan

Tin mới

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có gì mới?
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có gì mới?

Hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động.