Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những đề án giáo dục nghìn tỷ gây bức xúc dư luận?

Ngành Giáo dục luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm hàng đầu. Được đầu tư kinh phí lớn, có khi lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng, nhiều đề án giáo dục đã không đi được đến cái kết cuối cùng, khiến dư luận rất bức xúc. Điển hình mới đây Bộ GD&ĐT vừa “ra lò” một đề án gần 750 tỷ đồng, nhưng lại vội vã thu hồi...

Những đề án giáo dục nghìn tỷ gây bức xúc dư luận? - Hình 1

Bộ GDĐT vừa “ra lò” một đề án gần 750 tỷ đồng, nhưng lại vội vã thu hồi

Đổi mới, nhưng… không mới?

Đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học - cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020” được Bộ GDĐT phê duyệt hôm 17.4 có tổng kinh phí thực hiện trong 3 năm từ năm 2018 - 2020 sẽ phải chi 749 tỷ đồng để thực hiện. Trong đó, năm 2018 sẽ chi 344 tỷ đồng, năm 2019 chi 203 tỷ đồng và năm 2020 số kinh phí là 201,6 tỷ đồng. Trong danh mục tính toán, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi được chú trọng với tổng số tiền là hơn 266 tỷ đồng. Trong đó, năm 2018 dự kiến đầu tư hơn 84,7 tỷ đồng cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa…Đề án này vừa ban hành ngay lập tức đã nhận được phản hồi dữ dội từ dư luận xã hội.

Bởi vì những con số này khiến nhiều người “giật mình”, khi trước đó, nhiều lần Bộ GDĐT từng khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ giữ ổn định như năm 2017 và dự kiến sau năm 2020 mới điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Điều này được tái khẳng định trong chính nội dung đề án mới. Như vậy, chỉ tính riêng mục chi 266 tỷ đồng để xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa có cần thiết? Sau 2020, chương trình thay đổi, ngân hàng câu hỏi này liệu có phải điều chỉnh? Kinh phí điều chỉnh khi đó sẽ thế nào?

Ngoài ra, các nội dung khác như: Hình thức thi, đề thi, coi thi, chấm thi, hình thức thi cũng được ghi rõ là không có gì mới trong 3 năm từ 2018 - 2020 ngoài việc chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và phần mềm phục vụ thi trên máy tính vào năm 2021. Nhiều người tỏ ý hoài nghi về con số “khổng lồ” gần 750 tỷ đồng sẽ chi như thế nào trong 3 năm?

Ngay khi nhận phản hồi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lập tức có công văn thu hồi đề án này và giải thích do có sự trùng lặp trong tính toán. Cụ thể, theo giải thích của lãnh đạo Bộ, nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi...

Mặc dù Bộ trưởng Nhạ đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án và tính toán tài chính, nhưng dư luận vẫn không khỏi “sốc” và “rùng mình” khi nhớ về những đề án cải cách giáo dục chi đến nghìn tỷ trước đó nhưng hiệu quả thì không được như mong muốn.

Nguy cơ phá sản

Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” trước đó cũng đã đặt ra khá nhiều mục tiêu lớn. Cụ thể, theo đề án này, đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ độc lập, tự tin; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt Nam... Tổng kinh phí cho đề án là 9.378 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện tại dù đã đi được 80% chặng đường theo kế hoạch, nhưng những kết quả vẫn chưa tương xứng với mục tiêu đề ra. Cụ thể, đến năm 2015, tỷ lệ học sinh phổ thông theo học chương trình tiếng Anh 10 năm mới đạt 23,6% (tiểu học đạt 53,3%, THCS đạt 10,2% và THPT chỉ đạt 1,3%). Đặc biệt, đội ngũ giáo viên được cho là nòng cốt của đề án, sau nhiều năm đào tạo bồi dưỡng vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp đạt chuẩn. Kết thúc năm học 2015 - 2016, cả nước mới có 37,19% giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ; con số này là 36,7% với giáo viên tiếng Anh THCS và 26,12% với giáo viên tiếng Anh THPT. Trong khi đó, số tiền đã chi cho đề án này tính đến năm 2015 đã là hơn 3.829 tỷ đồng.

Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) được Bộ GDĐT triển khai khá rầm rộ từ năm 2011 với tổng số vốn 87,6 triệu USD (khoảng 1.900 tỷ đồng). Đến năm học 2015-2016, có trên 3.700 trường tiểu học triển khai áp dụng mô hình; hơn 1.600 trường THCS đăng ký tham gia triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6.

Tuy nhiên, hàng loạt các tỉnh đi đầu trong việc áp dụng mô hình VNEN vào giáo dục như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đăk Lăk… đều lên tiếng muốn dừng đi theo mô hình học này sau một thời gian triển khai vì gặp quá nhiều khó khăn khi áp dụng vào thực tế. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sau đó cũng phải thừa nhận những bất cập và… nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Trước những vấn đề bất cập trên, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch hội tâm lý giáo dục Việt Nam có ý kiến rằng việc xây dựng đề án cần phải đúng và trúng. Ông nói: “Việc xây dựng đề án giáo dục về thi THPT là điều nên làm và cần hoàn thiện sớm. Tuy nhiên để các đề án muốn “trúng và đúng” thì cần phải giải quyết được các vấn đề sau: Quá trình học tập trong nhà trường cần phải là học thật, dạy thật, không chạy theo thành tích. Cần phải xây dựng được mối liên kết, phối hợp giữa THPT với bậc đại học và các trường dạy nghề. Các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Đức… thì việc học THPT là nhằm phục vụ cho việc phân hóa nghề nghiệp sau này. Thế nhưng ở Việt Nam thì chưa làm được điều đó”.

Bảo Ngọc T/h

Bài liên quan

Tin mới

Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5%
Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5%

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh thể hiện: Quý I/2024, kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ.

Công an Hà Tĩnh bắt đối tượng cướp tiệm vàng sau hơn 3 giờ gây án
Công an Hà Tĩnh bắt đối tượng cướp tiệm vàng sau hơn 3 giờ gây án

Sáng ngày 18/4, thông tin từ phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị này vừa phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Tĩnh, Công an huyện Can Lộc kịp thời bắt giữ đối tượng Nguyễn Minh Toàn thủ phạm gây ra vụ cướp tiệm vàng tại Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc vào đêm 17/4.

Standard Chartered huy động đầu tư vào các hệ thống năng lượng tiên tiến
Standard Chartered huy động đầu tư vào các hệ thống năng lượng tiên tiến

USAID sẽ hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính cho khu vực tư nhân để phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến của Việt Nam.

Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam
Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela Tatiana Pugh Moreno khẳng định: Venezuela "rất trân trọng hình ảnh, sự nghiệp và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh"; hình ảnh của Bác Hồ là biểu tượng gợi nhớ đến dân tộc Việt Nam rất anh hùng, gan dạ.

Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo
Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện lừa đảo và thông báo phạt nguội giao thông, tránh mắc bẫy của những đối tượng xấu.

Bắt giữ 2 đối tượng mua bán hơn 6.500 viên ma túy
Bắt giữ 2 đối tượng mua bán hơn 6.500 viên ma túy

Ngày 17/4, Công an TP. Sơn La chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh Sơn La đã phá thành công Chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi "Mua bán trái phép ma túy".