Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình
Trong số các sở, ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình xếp loại Rất tốt (Ảnh: Internet)

Kết quả, trong số 23 sở, ban, ngành có 03 đơn vị gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Công thương Ninh Bình xếp loại Rất tốt (đạt từ 72.68 điểm đến 76.61 điểm). 03 đơn vị còn ở mức Trung bình là Sở Y tế, Cục Hải quan Hà Nam Ninh, Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương; số sở, ban, ngành còn lại được xếp khá và tốt.

Khối các huyện, thành phố không có đơn vị xếp loại Trung bình. Thành phố Ninh Bình và huyện Kim Sơn là 02 đơn vị xếp loại Rất tốt.

Đến nay, Ninh Bình đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,62%, vượt 7% so với kế hoạch.

Theo ông Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, kết quả đánh giá chỉ số DDCI năm 2022 là căn cứ để các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đề ra những giải pháp thiết thực hơn nhằm khắc phục mặt hạn chế. Mục tiêu là nỗ lực tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong việc cải thiện một trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, tạo động lực đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh”.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn bộ chỉ số DDCI, tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 23/12/2022, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình tổ chức hướng dẫn, theo dõi, giám sát các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình hành động tiếp tục cải thiện các chỉ số thành phần, chỉ tiêu cơ sở trong bộ chỉ số DDCI của tỉnh năm 2023. Qua đó, Ninh Bình khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư, tạo động lực cho tăng trưởng mới và tăng thu ngân sách địa phương.

Trần Nguyên (t/h)