Nợ Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 không quá 55% GDP
THCL Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho bội chi và cho đầu tư phát triển nhằm đạt các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chỉ tiêu nợ Chính phủ giai đoạn 2016 -2020 không quá 55% GDP.
Ảnh minh họa
Vừa qua, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, Chính phủ đề xuất nâng chỉ tiêu giới hạn nợ Chính phủ/GDP từ mức 50% hiện nay lên mức trần 55%. Tuy nhiên, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, an ninh tài chính quốc gia chưa thực sự vững chắc, cần duy trì ngưỡng an toàn nợ công như giai đoạn 2011 - 2015 (nợ công so với GDP là 65%, nợ Chính phủ/GDP là 50%).
Về vấn đề này, người phát ngôn Chính phủ cho biết, theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Quốc hội quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công và các chỉ tiêu về an toàn nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
Tại Nghị quyết số 10/2011/QH13 về kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015, Quốc hội Khóa XIII đã phê chuẩn các chỉ tiêu về nợ đến năm 2015 là nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Ngoài các chỉ tiêu nợ giai đoạn 2011 -2015 đã được Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết nói trên, các chỉ tiêu nợ đến năm 2020 đã được đặt ra tại Chiến lược nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
Chiến lược này được xây dựng theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Chiến lược Tài chính đến năm 2020 phù hợp với quy định của Luật Quản lý nợ công và có tham khảo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế. Theo đó, Chính phủ đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP.
Tại Báo cáo số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nợ Chính phủ năm 2015 đã ở mức 50,3% GDP và dự kiến ở mức trên 53% GDP trong các năm 2016 - 2019. Đây là một thực tế do huy động của Chính phủ phải bảo đảm bù đắp bội chi và cho đầu tư phát triển theo các báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -2020.
Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho bội chi và cho đầu tư phát triển nhằm đạt các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chỉ tiêu nợ Chính phủ giai đoạn 2016 -2020 không quá 55% GDP. Việc xác định chỉ tiêu nợ Chính phủ không quá 55% GDP cũng hợp lý giữa các cấu phần nợ công theo hướng giảm nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh Chính phủ, đồng thời kiểm soát mức dư nợ chính quyền địa phương.
Cũng tại Báo cáo trình Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng các giải pháp nhằm mục tiêu kiểm soát các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép, trong đó có các nhóm giải pháp như sau:
Kiểm soát tốc độ gia tăng nợ công thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ trượt giá; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; đầu tư của Nhà nước chỉ tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, có sức lan tỏa lớn.
Xây dựng, điều hành thực hiện các kế hoạch tài chính ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 5 năm và hàng năm cần bảo đảm dự phòng cho các rủi ro có thể phát sinh như giá dầu, tỷ giá, các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, các rủi ro bất khả kháng để bảo đảm các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép.
Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm nợ công, nợ Chính phủ.
Nâng cao hiệu quả đầu tư công, khuyến khích đầu tư theo các hình thức đối tác công tư; thu hẹp đối tượng sử dụng nợ công, chỉ tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm, bảo đảm khả năng trả nợ; gắn trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, địa phương với việc phân bổ và hiệu quả sử dụng vốn vay.
Tiếp tục tái cơ cấu nợ công; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và đa dạng hóa công cụ nợ, mở rộng cơ sở nhà đầu tư.
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, thể chế, chính sách quản lý nợ công, phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; hoàn thiện các công cụ quản lý nợ chủ động.
T. Nguyên
Bài viết khác
Những mã cổ phiếu nổi bật trước phiên giao dịch 17/2
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/2 của các công ty chứng khoán.
Tuần qua, xuất hiện 2 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm, cao nhất 6,1%/năm
Tuần này, Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank) vừa chính thức điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm, áp dụng từ ngày 13/12. Theo đó, nhà băng này tăng lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12-36 tháng thêm 0,1%/năm. Còn Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã cập nhật biểu lãi suất tiền gửi mới dành cho khách hàng cá nhân từ ngày 11/2.
Tỷ giá USD hôm nay 16/2: Tỷ giá trung tâm giữ nguyên so với phiên giao dịch ngày hôm qua
Đồng USD đang trên đà giảm tuần so với đồng EUR, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trì hoãn việc áp dụng thuế quan thương mại...
Doanh nghiệp Hoá dầu Petrolimex bị xử phạt và truy thu do kê khai sai, dẫn đến thiếu số tiền thuế
Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex - CTCP (mã PLC - sàn HNX) theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Chứng khoán phiên chiều 14/2: VN-Index chưa thể chinh phục mốc 1.280 điểm, thị trường xuất hiện những đợt sóng nhỏ lẻ
Các nhóm bluechip và cổ phiếu trụ cột suy yếu khiến VN-Index chưa thể vượt mốc 1.280 điểm, trong khi thị trường xuất hiện những “con sóng” nhỏ lẻ như EVF, HVN và một số mã ngân hàng vừa và nhỏ.
Hodeco tiếp tục gia tăng sở hữu với việc mua thêm 400.000 cổ phiếu Xây lắp Thừa Thiên Huế
CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, mã HDC - sàn HOSE) đã tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (mã HUB – sàn HOSE) lên 43,55% vốn điều lệ sau khi mua thêm 400.000 cổ phiếu.
Chứng khoán sáng 14/2: Thị trường khởi sắc, VN-Index tiếp tục bứt phá
Mặc dù thiếu động lực tăng tốc, VN-Index vẫn duy trì đà tăng nhẹ nhờ tín hiệu khởi sắc trên thị trường. Nhóm cổ phiếu khoáng sản tiếp tục tỏa sáng với nhiều mã "khoác áo tím".
Tỷ giá USD hôm nay 14/2: Đồng USD suy giảm
Tỷ giá USD hôm nay 14/2/2025 ghi nhận như sau: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 22 đồng, hiện ở mức 24.572 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,87%, xuống mức 107,07.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư hãy xem xét cổ phiếu nhóm hóa chất, vận tải-cảng biển, xăng dầu
Theo chuyên gia của Công ty Chứng khoán UP, với chỉ số VN-Index hôm nay, 14/2, nhà đầu tư cần duy trì sự thận trọng, cân nhắc giữa việc tích lũy khi có dấu hiệu phục hồi và cắt giảm nếu thị trường điều chỉnh sâu hơn; hãy xem xét cổ phiếu nhóm hóa chất, vận tải-cảng biển, xăng dầu...
Chứng khoán khối ngoại ngày 13/2: Giá trị bán ròng chạm mức thấp nhất từ đầu tháng Hai
Dù vẫn trong xu hướng bán ròng, nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu tích cực khi giá trị bán ròng phiên 13/2 giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong tháng Hai.