Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông nghiệp hữu cơ: Ngóng chờ… tương lai

Trên thị trường, tràn ngập sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu, quảng bá và dán tem là hữu cơ như rau, thịt, gạo, sữa... Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng được chứng nhận mà có những sản phẩm do cơ sở “tự phong”, tự công bố khiến NTD băn khoăn, lo lắng.

Nông nghiệp hữu cơ: Ngóng chờ… tương lai - Hình 1

 Phát triển NNHC, cần sớm hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn...

Nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch

 Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, diện tích canh tác, nuôi trồng hữu cơ của nước ta đạt hơn 76.000 ha, tập trung tại Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Lâm Đồng…

Hiện mới chỉ có 30/63 tỉnh, thành phố triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) và theo hướng hữu cơ với 59 cơ sở sản xuất. Trong đó, Bến Tre có trên 3.000 ha trồng dừa, Ninh Thuận 448 ha trồng nho, táo, rau (riêng nho là 284 ha). Mô hình sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn (Hòa Bình), Sóc Sơn (Hà Nội), chè Bắc Hà (Lào Cai), cam Hàm Yên (Tuyên Quang).

Một số DN sản xuất nông sản hữu cơ đã được các tổ chức quốc tế chứng nhận và XK thành công sang EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc như Công ty Viễn Phú sản xuất lúa lai với 200 ha, Organik Đà Lạt sản xuất rau hữu cơ, Ecolink sản xuất chè… Trong lĩnh vực chăn nuôi, có Vinamilk (500 bò sữa), TH True Milk (1.000 bò sữa) đã được chứng nhận nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ từ Control Union (Hà Lan); ngoài ra, còn có trang trại Bảo Châu, Anh Đào…

Hiện nay, trong nước có 2 mô hình sản xuất sản phẩm hữu cơ là DN tư nhân và nhóm hộ nông dân. Đối với DN tư nhân, chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản) để sản xuất các sản phẩm phục vụ XK và một phần tiêu thụ tại các thành phố lớn trong nước.

Đối với nhóm hộ nông dân, chủ yếu sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn của Hệ thống đảm bảo sự tham gia (PGS), tiêu thụ trong nước. Các nhóm hộ này sản xuất dựa trên cơ sở tự nguyện, không có đơn đặt hàng tiêu thụ trước, chưa đăng ký để được chứng nhận bởi các tổ chức được chỉ định hay tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bấp bênh, giá thấp, đặc biệt chưa nhận được sự tin cậy của NTD trong nước.

Còn lại, hầu hết nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do quy trình sản xuất khắt khe, mất nhiều thời gian để cải tạo đất, chi phí sản xuất cao, thị trường không ổn định.

Cần sớm hoàn thiện bộ quy chuẩn

Phát biểu tại Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC, diễn ra vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng: “Việt Nam vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận và khung pháp lý đồng bộ cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng sản phẩm NNHC, lòng tin của NTD chưa được đảm bảo dẫn tới thị trường nội địa cho sản phẩm NNHC chưa phát triển”.

Để NNHC phát triển, ông Nam kiến nghị: “Chính phủ giao Bộ NN&PTNT xây dựng đề án phát triển NNHC giai đoạn 2018 - 2025, xây dựng hành lang pháp lý để công nhận, chứng nhận sản phẩm NNHC, đảm bảo sự minh bạch trong sản xuất NNHC, giúp sản phẩm hữu cơ khẳng định chất lượng và có chỗ đứng tại thị trường trong nước và xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới”.

Ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHC Việt Nam cho rằng, thách thức, trở ngại lớn nhất là đến nay vẫn chưa có một văn bản nào về NNHC và sản phẩm hữu cơ để tạo hành lang pháp lý cho NNHC phát triển. NTD chưa biết nhiều về NNHC nên chưa hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ. Hạ tầng phụ trợ cho phát triển NNHC hầu như chưa có.

Theo ông Nguyễn Nam Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng (Bộ KH&CN) nghệ: Bộ KH&CN đã ban hành TCVN11041:2015 - Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, áp dụng cho sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, chuyển đổi từ tiêu chuẩn CODEX CAC/GL 32-1999, sửa đổi năm 2013, đây là bộ tiêu chuẩn khung, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

Trong bộ tiêu chuẩn này, đã có những hướng dẫn và nguyên tắc về sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; tuy nhiên, quá trình phổ biến vẫn còn hạn chế, nội dung tiêu chuẩn này, ngôn ngữ còn quá khoa học, khiến người dùng khó tiếp cận. Tới đây, cơ quan quản lý sẽ hoàn thiện bộ tiêu chuẩn này để ngôn ngữ, văn phong dễ tiếp cận với người dùng. Song song đó, phát triển hệ thống chứng nhận quốc gia, minh bạch, không để mỗi người một phách như hiện nay.

Để thúc đẩy người dân tham gia sản xuất hữu cơ, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, chúng ta phải quy hoạch và bảo vệ đất đai, nguồn nước chưa bị ô nhiễm, thích hợp cho sản xuất NNHC. Đồng thời, Chính phủ cần ưu tiên chính sách về đất đai, tín dụng cho phát triển NNHC, ban hành các chính sách đột phá thu hút đầu tư của xã hội trong sản xuất NNHC.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng; thường xuyên thanh tra, giám sát việc sản xuất NNHC, giúp NTD an tâm khi sử dụng các sản phẩm hữu cơ đã được chứng nhận và đạt tiêu chuẩn.

Phan Chinh - Phạm Hiệp

Bài liên quan

Tin mới

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.