Hợp đồng chưa ký, chưa trả tiền vẫn được tòa tuyên cho bồi thường?

THCL Trước thời điểm xảy ra vụ cháy, PJICO vẫn chưa nhận được hợp đồng bảo hiểm đã ký kết hay bất cứ thông tin nào bằng văn bản thể hiện Huada Furniture liên quan đến việc ký hợp đồng và thanh toán phí bảo hiểm. Thế nhưng, vài ngày sau vụ cháy xảy ra, Huada Furniture tự ý chuyển tiền phí bảo hiểm vào tài khoản PJICO.

Sau vụ cháy nhà máy vào ngày 12/01/2012, tại KCN Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Huada Funiture đã thông báo tổn thất tới PJICO. Ngày 13/01/2012, diễn ra buổi làm việc giữa các bên tại trụ sở Huada Furniture. Trước sự chứng kiến của đội phó Đội chữa cháy của Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai là ông Nguyễn Thế Hùng, phía Huada Furniture có nhân viên tổng vụ ông Tăng Phi và bà Rosa nhân viên công ty, đại diện PJICO đã yêu cầu Huada Furniture xuất trình hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm này do phía PJICO đã chuyển giao cho Huada Furniture trước đó.

Nộp phí bảo hiểm sau khi cháy xưởng vẫn được bồi thường: Viện – Tòa quan điểm trái ngược nhau - Hình 1

Biên bản xác nhận hợp đồng bảo hiểm chưa được ký kết được các bên xác nhận

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, hợp động này vẫn chưa được ký và đóng dấu xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết. Các bên có mặt tại buổi làm việc này đã lập biên bản xác nhận tình trạng hợp đồng.

Từ đó đến ngày 18/01/2012, PJICO đã thông báo bằng văn bản cho Huada Furniture về việc thu hồi lại hợp đồng bảo hiểm và đề nghị chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Nhưng Huada Furniture không có phản hồi.

Cháy xong mới lo bảo hiểm

Không có phản hồi, phúc đáp nhưng Huada Furniture lại lẳng lặng tự động thanh toán tiền phí bảo hiểm vào tài khoản của PJICO vào ngày 16/01/2012. Và đến ngày 02/02/2012 mới ký hợp đồng bảo hiểm và gửi lại toàn bộ hợp đồng bảo hiểm cho PJICO.

Tiếp đó, phải đến 4 tháng sau, vào ngày 22/05/2012, Huada Furniture mới có công văn trả lời cho PJICO với nội dung không đồng ý hủy hợp đồng bảo hiểm và đi kèm yêu cầu PJICO bồi thường tổn thất. Trong khi PJICO đã yêu cầu điều này trước cả thời điểm Huada Furniture tự động thanh toán phí và ký hợp đồng như đã nêu ở trên.

Nộp phí bảo hiểm sau khi cháy xưởng vẫn được bồi thường: Viện – Tòa quan điểm trái ngược nhau - Hình 2

Giấy chứng nhận bảo hiểm bằng tiếng Anh và tiếng Việt vẫn chưa được Huada Furniture xác nhận đóng dấu

Nộp phí bảo hiểm sau khi cháy xưởng vẫn được bồi thường: Viện – Tòa quan điểm trái ngược nhau - Hình 3

Một câu hỏi được đặt ra nếu không có rủi ro do hỏa hoạn gây ra thì Huada Furniture có chủ động thực hiện việc mua bảo hiểm. Tuy đây chưa phải là yếu tố chứng minh hợp đồng bảo hiểm giữa PJICO và Huada Furniture đã được giao kết có hiệu lực hay chưa? Trước hay sau thời điểm xảy ra vụ cháy? Nhưng cho thấy động thái “mất bò mới lo làm chuồng” – cháy xong mới lo bảo hiểm của Huada Furniture.

Hành động chưa ký kết hợp đồng, sau khi cháy rồi vội vàng chuyển tiền có phù hợp với luật định. Báo Thương hiệu và Công luận sẽ đưa ý kiến Luật sư và chuyên gia pháp lý để đọc giả có cái nhìn khách quan hơn.

Trải qua 3 cấp xét xử, sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm nhưng vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” vẫn chưa có sự thống nhất trong các bản án.

Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đồng quan điểm, hợp đồng bảo hiểm chưa có hiệu lực, trách nhiệm bảo hiểm chưa phát sinh.

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khẳng định: Bản án sơ thẩm đã áp dụng đúng Khoản 4 Điều 404 Bộ luật Dân sự quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”.

Nhưng bản án phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bản án giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh lại cho rằng đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và buộc PJICO bồi thường thiệt hại.

Tòa viện dẫn Điều 14 của Luật kinh doanh bảo hiểm đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010. Theo đó, Huada Furniture đã thanh toán toàn bộ chi phí bảo hiểm cho PJICO. Thời điểm Huada Furniture đóng phí bảo hiểm nằm trong thời hạn 30 ngày theo giao kết của các bên nên phù hợp với quy định của pháp luật.

 Hải Dương