Gia cầm và các sản phẩm gia cầm sống nhiễm vi rút chưa được nấu chín hoặc xử lý tiệt trùng đúng quy định đều có thể là nguồn truyền nhiễm bệnh.
Khi đã được nấu chín, khả năng phát tác của các virus cúm gia cầm bị giảm đi nhiều. Tuy vậy người dân vẫn phải hết sức cẩn thận chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của các loại gia cầm thủy cầm đó để tránh được nguy cơ lây bệnh.

NTD Thận trọng khi tiếp xúc với gia cầm, thủy cầm! - Hình 1 Cần lưu ý khi tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh


Đối với bệnh cúm gia cầm, gia cầm và các sản phẩm gia cầm mắc bệnh hoặc nhiễm virus đều có thể là nguồn truyền bệnh cúm gia cầm. Để phòng tránh bệnh, bạn nên tránh tiếp xúc với gia cầm nghi mắc bệnh; sử dụng sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc, nấu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, sản phẩm gia cầm sống bị nhiễm virus. Do vậy bạn có nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với lông của gia cầm bị nhiễm virus.
Gia cầm và các sản phẩm gia cầm sống nhiễm vi rút chưa được nấu chín hoặc xử lý tiệt trùng đúng quy định đều có thể là nguồn truyền nhiễm bệnh.
Dựa trên các kháng nguyên H và N của vi rút cúm, Vi rút cúm A có rất nhiều phân típ, trong đó các vi rút cúm A gây bệnh cho người gồm vi rút cúm mùa như cúm A/H1N1, cúm A/H3N2. Ngoài ra còn có các vi rút cúm gia cầm thuộc nhóm vi rút cúm A cũng gây bệnh cho người được ghi nhận như cúm A/H5N1, A/H7N9, A/H10N8... Bệnh cúm mùa thông thường diễn biến nhẹ, khỏi trong vòng 7 - 10 ngày, hiện có vắc xin phòng bệnh. Bệnh cúm gia cầm thường có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính nặng, có thể dẫn tới tử vong (tỷ lệ tử vong từ 30 - 40 %).
Khi giết mổ, chế biến gia cầm hoặc các sản phẩm gia cầm nhiễm virus mà không sử dụng các phương tiện bảo hộ đúng quy định sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

NTD Thận trọng khi tiếp xúc với gia cầm, thủy cầm! - Hình 2tiệt trùng, tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh đúng quy định

Bệnh cúm gia cầm lây sang người qua đường hô hấp và tiếp xúc. Những người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, sản phẩm gia cầm sống hoặc hít phải các dịch tiết đường hô hấp của gia cầm nhiễm virus đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
Bệnh cúm gia cầm là bệnh có nguồn gốc từ động vật lây sang người bao gồm các loại chim hoang dã, đặc biệt là gia cầm, thuỷ cầm. Nguy cơ nhiễm bệnh khi có tiếp xúc, đặc biệt là tiêp xúc trực tiếp với gia cầm, sản phẩm gia cầm sống hoặc môi trường bị nhiễm virus. Trường hợp khi đi đường đi sau xe chở gia cầm, về mặt lý thuyết khi hít phải virus từ các lồng sọt này thì con người có khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên việc phát tán virus cúm gia cầm qua không khí vẫn chưa được chứng minh đầy đủ. Do vậy nếu bạn có nghi ngờ tiếp xúc với nguồn bệnh, cần theo dõi sức khoẻ chặt chẽ trong vòng 14 ngày. Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh cúm gia cầm là bệnh có nguồn gốc từ động vật lây sang người, bao gồm các loại chim hoang dã, đặc biệt là gia cầm, thuỷ cầm. Như vậy các loại chim, nhiễm virus, mắc bệnh đề có khả năng truyền bệnh sang cho con người. Nếu bạn có tiếp xúc trực tiếp với chim bị nhiễm virus hoặc mắc bệnh thì bạn có khả năng bị nhiễm virus từ các loại chim này.
Hiện nay, cúm A H5N1 và H7N9 lây truyền từ gia cầm sang người. Chúng lây truyền qua đường tiếp xúc đường chất thải, nấu ăn không chín, chưa thấy chứng minh lây truyền từ người sang người. Nếu cúm A H5N1 lây truyền trong đàn gia cầm thì đàn gia cầm có thể chết. Với cúm A H7N9 đàn gia cầm sẽ không chết, song dịch vẫn lây truyền sang người cũng như lây gia cầm sang gia cầm khiến dịch bùng phát.

Ổ bệnh cúm gia cầm trong tự nhiên thường là các loài chim hoang dã, từ đó lây sang đàn gia cầm. Do các gia cầm gần gũi với con người, vì thế xem như nguồn lây bệnh quan trọng.


Theo Bộ Y tế