Đây là một trong 04 nhóm hàng hóa xuất khẩu đạt tỷ USD trong nữa đầu tháng 11/2022. Ảnh interet
Đây là một trong 04 nhóm hàng hóa xuất khẩu đạt tỷ USD trong nữa đầu tháng 11/2022. Ảnh interet.

Tính chung từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 326,68 tỷ USD, tăng 14,83% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 42,2 tỷ USD (cùng kỳ năm ngoái đạt 284,48 tỷ USD).

Về nhập khẩu, kỳ 1 tháng 11 của Việt Nam đạt 14,78 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 318 tỷ USD, tăng 11,74% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 33,42 tỷ USD.

Tính chung từ đầu năm đến 15/11 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 644,68 tỷ USD. Nửa đầu tháng 11, nước ta nhập siêu gần 1,2 tỷ USD, tuy nhiên, tính từ đầu năm đến ngày 15/11, Việt Nam vẫn xuất siêu 8,68 tỷ USD.

Trước đó, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Nếu không có biến động thất thường, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 sẽ vượt con số năm 2021 chỉ sau 11 tháng.

Đây là một trong 04 nhóm hàng hóa xuất khẩu đạt tỷ USD trong nữa đầu tháng 11/2022. Ảnh interet
Đây là một trong 04 nhóm hàng hóa xuất khẩu đạt tỷ USD trong nữa đầu tháng 11/2022. Ảnh interet.

Kết quả xuất nhập khẩu trong thời gian qua là minh chứng cho thấy các doanh nghiệp đã và đang tận dụng tốt các FTA. Đơn cử, với Hiệp định CPTPP, bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Bộ Công Thương nêu rõ, 09 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Canada đã tăng trưởng tới trên 50% so với cùng kỳ năm 2021. Nhìn chung, sau 3 năm thực thị CPTPP, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối tăng trưởng lên đến 75-100%. Nhóm điện thoại và linh kiện, nhóm điện tử và máy vi tính, máy móc, phụ tùng, dệt may, da giày… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khu vực này.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hoà, bền vững; Đẩy mạnh khai thác các Hiệp định FTA đã ký kết; Đồng thời, phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu; Thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; Cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.

Thạch Thảo (t/h)