Cụ thể, tiến độ xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Hong Kong được đẩy nhanh so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt số lượng các lô hàng đạt giá trị cao như áo thun, quần, áo jacket đã tăng khá, số lượng các lô hàng đồ chống dịch ngày càng giảm.

Xuất khẩu hàng may mặc tăng 79% trong nửa đầu tháng 3/2021
Xuất khẩu hàng may mặc tăng 79% trong nửa đầu tháng 3/2021

Trong khi đó, tháng 2/2021, xuất khẩu mặt hàng này không mấy khả quan thậm chí là đi lùi. 

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 1,82 tỷ USD, giảm 31,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2021 lên 4,48 tỷ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính trong 2 tháng/2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 2,2 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 49% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 490 triệu USD, giảm 14,1%; thị trường EU (27 nước) tiêu thụ 440 triệu USD, giảm 6,6%...

Thị trường dệt may năm 2021 được đánh giá khả năng phục hồi tốt hơn hẳn so với năm 2020 do các thị trường đã có cách ứng xử và quản lý xã hội trong dịch bệnh với một cách tiếp cận mới. Cùng với đó là gói hỗ trợ rất lớn trên 1.900 tỷ USD của Mỹ hướng tới các hộ thu nhập thấp và trung bình làm tăng khả năng chi dùng cho các mặt hàng thiết yếu, trong đó có dệt may.

Đức Anh