Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ô nhiễm nặng tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình)

Hoạt động của NM Xi măng Trung Sơn (thuộc địa bàn xã Trung Sơn, huyện Lươn

Bài 1: NM xi măng "tra tấn” người dân

THCL Hoạt động của NM Xi măng Trung Sơn (thuộc địa bàn xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn) đang khiến cho hàng trăm hộ dân bị "tra tấn” bởi tiếng ồn, bụi xi măng, bốc mùi. Từ khi xuất hiện NM, cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây bị đảo lộn…

Hoạt động  của NM Xi măng Trung Sơn ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân

Người dân chịu nhiều nỗi khổ

NM Xi măng Trung Sơn có công suất lên tới gần 1 triệu tấn/năm, nhưng lại được bố trí ngay sát khu vực dân cư sinh sống. Hoạt động của NM đã gây ra những tác động tiêu cực về môi trường như khói bụi, tiếng ồn, nguồn nước cho những hộ dân liền kề. Trong đó, xóm Lộc Môn (xã Trung Sơn) là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chị Nguyễn Thị Thảo (xóm Lộc Môn) bức xúc: "Người dân chịu đủ mọi cái khổ. Tiếng ồn, khói bụi, mùi hôi… Nhà tôi cách NM có mỗi cái tường bao, chịu cảnh cực hình”.

Xóm Lộc Môn hiện có vài chục hộ dân chịu ảnh hưởng của NM Xi măng Trung Sơn. "Quần áo thì phải phơi trong gốc cây cho đỡ bị bụi bám. Rau trồng trong vườn bị bụi xi măng bám, đem rửa đến mấy lần, nhưng chỉ cần để ráo nước là lá rau lập tức xuất hiện mảng trắng bám trên mặt, gần như không ăn được”, chị Thảo nói.

Bà Đinh Thị Hiền (mẹ chồng chị Thảo) cho hay: "Từ ngày NM xi măng này đi vào hoạt động, máy nổ ầm ầm suốt ngày đêm, inh tai nhức óc, tôi hầu như chẳng hôm nào ngủ được”.

Bà Hiền dẫn chúng tôi đi ngó những vết nứt tường nhà mà theo bà đó là do ảnh hưởng bởi dư chấn của việc nổ mìn lấy đá của NM. Các vết nứt làm cho nước mưa thấm vào trong các phòng, ngay cả bếp cũng bị dột.

Ngôi nhà hai vợ chồng ông Biểu đang sống cũng xuất hiện hàng chục vết nứt lớn. Ông Biểu bảo, mỗi lần họ nổ mìn, ngồi trong nhà thấy mọi thứ rung lên.

Khói bụi từ NM Xi măng Trung Sơn còn khiến vườn cây ăn quả trong vườn nhà ông Biểu không thể kết trái. Cái ao nuôi cá gần sát tường bao của NM, ông cũng "treo” từ lâu vì có nuôi cá cũng không lớn mà chết dần. "Chẳng riêng vườn nhà tôi, quanh khu này, nhà nào cũng chịu ảnh hưởng gây thiệt hại không nhỏ”, ông Biểu thở dài.

Hoạt động ban đêm của các xe ô tô chuyên chở vật liệu cùng tiếng đất đá đổ xuống khiến người già không ngủ được, các cháu nhỏ không thể học bài. Đa phần hộ dân muốn chuyển chỗ ở đi nơi khác, nhưng không phải dễ.

"Không phải trách nhiệm của chúng tôi”...?

Trao đổi với ông Dương Thanh Bình, Phó giám đốc Công ty CP Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, phụ trách NM Xi măng Trung Sơn, ông Bình cho biết: "NM đang sử dụng công nghệ hiện đại nhất của Trung Quốc. Có hệ thống lọc bụi bằng tĩnh điện, khói bốc ra chỉ là nguyên liệu đốt, hơi nóng bốc lên, chứ tuyệt đối không có bụi. Theo kết quả kiểm tra của các đoàn chuyên môn, mọi chỉ số tác động môi trường của NM đều nằm trong giới hạn cho phép”.

"Trước đây, trong quá trình chạy thử, NM Xi măng Trung Sơn đã từng xảy ra sự cố khiến khói bụi tràn ra ngoài, ảnh hưởng tới các khu dân cư xung quanh, nhưng đã được xử lý dứt điểm. Hiện nay, tình trạng khói bụi không còn nữa”, ông Bình phân trần.

Liên quan tới vấn đề nhà dân bị nứt nẻ, ông Bình cho hay, có thể đó là những vết nứt xuất hiện từ nhiều năm trước và NM đã tiến hành xử lý, còn lại một số hộ dân không muốn sửa mà vẫn để vậy.

Ông Bình quả quyết, việc nổ mìn khai thác đá của NM hoàn toàn không gây ra dư chấn để ảnh hưởng tới nhà dân.

Người phụ trách NM Xi măng Trung Sơn cũng thừa nhận, hoạt động của NM gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới nhiều hộ dân liền kề ở thôn Lộc Môn (xã Trung Sơn) là có thật và khẳng định tiếng ồn là do các phương tiện chở nguyên vật liệu cho NM gây ra, chứ không phải hệ thống máy móc của dây chuyền sản xuất. NM liền kề khu dân cư thì đó là điều khó tránh.

Khi PV đặt câu hỏi "tại sao khi về khảo sát xây dựng NM, phát hiện thấy khu dân cư ở quá gần như thế mà chủ đầu tư không đề xuất di dời họ đi nơi khác?”, ông Bình cho biết: Việc của chúng tôi là xin đất để xây dựng NM, còn việc di dời dân đi nơi khác thì đó là trách nhiệm của ban quản lý khu công nghiệp.

Cũng theo ông Bình, lãnh đạo NM đã nhiều lần kiến nghị với tỉnh Hòa Bình về việc di dời các hộ dân liền kề đi nơi khác để bảo đảm hành lang an toàn của NM cách khu dân cư 500 m theo đúng quy định. "Vấn đề này, tỉnh đã chỉ đạo rồi, địa phương đang tiến hành thống kê các hộ dân trong diện di dời sang khu tái định cư”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, theo một vị lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, ước tính số tiền để thực hiện kế hoạch di dời các hộ dân tránh khỏi vùng ảnh hưởng bởi hoạt động của NM Xi măng Trung Sơn là khá lớn, khoảng 500 tỷ đồng. Do vậy, có thể còn một phương án khác là NM phải đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Vừa qua, UBND tỉnh Hòa Bình đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng và nâng công suất NM Xi măng Trung Sơn từ 910.000 tấn xi măng/năm lên 5,5 triệu tấn xi măng/năm. Như vậy, nếu được phê duyệt, công suất của NM sẽ được tăng lên gấp khoảng 6 lần so với hiện nay.

Trong khi những hoạt động hiện tại của NM Xi măng Trung Sơn ảnh hưởng đến đời sống người dân chưa được giả quyết, việc công suất hoạt động của NM tăng lên gấp 6 lần - thực sự là nỗi "ác mộng” cho những người dân sở tại. Đến bao giờ, người dân mới thoát khỏi nỗi "ám ảnh” do tiếng ồn, bụi xi măng gây ra?.

Đức Thế

Tin mới

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến - kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mở rộng nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Tính đến tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 66.614 giấy khám sức khỏe được liên thông qua cổng thông tin tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT để phục vụ việc cấp bằng lái xe thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024
Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024

Dịp Lễ 30/4, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến sôi động hàng đầu Miền Bắc, với chuỗi sự kiện quy mô, hoành tráng, nổi bật nhất là sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu”, sẽ diễn ra tối 27/4.

2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm
2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm

Theo thông tin từ PGBank, ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng giám đốc PGBank và ông Nguyễn Thành Lâm, Thành viên HĐQT độc lập đều cùng xin từ nhiệm với lý do cá nhân.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu

Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đề nghị phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện nhiệm vụ, giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng được giao tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.