Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này.

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ lập đề nghị đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng thời, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế đã được cụ thể tại các chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính; Ban hành theo thẩm quyền các Thông tư hướng dẫn chi tiết Luật Quản lý thuế và các Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế.

Một nhiệm vụ khác cũng được Bộ Tài chính xác định tập trung thực hiện nhằm nâng hạng chỉ số Nộp thuế là tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu. Thực hiện tốt nhiệm vụ như: Nộp, hoàn thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà; khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy; khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân điện tử đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; giám sát việc thực hiện thủ tục đặt in/tự in hóa đơn, thông báo phát hành hoá đơn đảm bảo đúng thời hạn 4 ngày theo quy định.

Năm 2019, chỉ số Nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam tăng ấn tượng lên 22 bậc, từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá.

Bảo Lâm