Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2021. Ảnh: ĐỖ TRUNG             Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2021.                      Ảnh: ĐỖ TRUNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành tòa án tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tòa án theo hướng khoa học, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xứng đáng với vị trí là trung tâm của hoạt động tư pháp. Phấn đấu xây dựng tòa án nhân dân xứng đáng trở thành “Thành trì bảo vệ công lý” đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi của nhân dân. Nhấn mạnh, hội nghị triển khai công tác tòa án rất quan trọng, không chỉ đánh giá kết quả công tác của ngành tòa án trong năm 2020, nhiệm kỳ 5 năm mà còn đánh giá, triển khai nhiệm vụ công tác của ngành tòa án 2021-2026.

Đồng thời, đánh giá cao kết quả công tác tòa án năm 2020, nhiệm kỳ 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. thông tin tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; công tác phòng, chống dịch Covid-19 và công tác đối ngoại trong năm 2020 tới các đại biểu để thấy được một năm kinh tế - xã hội đất nước gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, đất nước đã vượt qua được nhiều thử thách.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặc biệt ấn tượng về công tác cải cách tư pháp, nhất là chất lượng xét xử ngày được nâng lên, qua đó bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền lực nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, bài bản, đi vào chiều sâu, không có vùng cấp và ngoại lệ, đã tạo ra sức răn đe cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cho rằng ngành tòa án vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đề nghị ngành tòa án cần thẳng thắn, cầu thị, nhìn lại những hạn chế, phân tích những nguyên nhân để nghiêm túc rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác hơn nữa thời gian tới.

Theo đó, đề nghị ngành tòa án thời gian tới tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục nỗ lực, đổi mới, hành động quyết liệt hơn các yêu cầu cải cách tư pháp và những nhiệm vụ mới của nhiệm kỳ tới, chủ động thích ứng, giải quyết tốt những vấn đề mới đặt ra. “Ngay từ bây giờ, các đồng chí cần nghiên cứu, bổ sung những vấn đề mới, đề ra những định hướng, mục tiêu cho chiến lược cải cách tư pháp ngành tòa án nói riêng và nền tư pháp nói chung. Cải cách tư pháp chính là động lực phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tòa án”, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị, trong việc nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Trong công tác giải quyết các vụ án hình sự, đề nghị ngành  Tòa án phải bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Kiên quyết khắc phục cả hai xu hướng “hình sự hóa” các quan hệ, tranh chấp dân sự, kinh tế và xu hướng “dân sự hóa” các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hành vi phạm tội hình sự. Ngành Tòa án cần tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống tham nhũng tại tòa án theo đúng yêu cầu của Đảng là “phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, nhất là những vụ án dân sự.

Ngành Tòa án chủ động, tích cực thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Ngành tòa án phải nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng thông qua việc chú trọng truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng cho Nhà nước ngay từ giai đoạn xét xử và thi hành án. Qua các bản án, Thủ tướng yêu cầu tòa án cần chỉ ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm, từ đó, kiến nghị các nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để các cơ quan của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương liên quan có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu bấm nút kết nối liên thông với trục văn bản quốc gia và công bố các dịch vụ công của Tòa án nhân dân tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: ĐỖ TRUNGThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu bấm nút kết nối liên thông với trục văn bản quốc gia và công bố các dịch vụ công của Tòa án nhân dân tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Triển khai, kết nối hệ thống quản lý văn bản và điều hành có tích hợp chữ ký điện tử của Tòa án nhân dân liên thông với trục văn bản quốc gia; tích hợp 5 trang thông tin - dịch vụ công của Tòa án nhân dân lên Cổng dịch vụ công quốc gia, gồm: Gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tuyến; đăng ký trực tuyến cấp sao bản án, tài liệu trong hồ sơ vụ án; Công bố bản án, quyết định của Toà án; Án lệ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. 

Thùy Linh