Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển bền vững, thích ứng tương lai

Thực tế hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung, không thể đảo ngược. Trong những phát biểu gần đây, lãnh đạo Chính phủ luôn đề cập quan điểm lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững vào tất cả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Để phát triển bền vững

Theo chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Vietnam Lê Duy Bình: Để có thể phát triển bền vững, thì tiền đề đầu tiên đó là phải có sự phát triển. Sự phát triển này phải lành mạnh.

Sự phát triển kinh tế trong một quá trình dài, dựa trên nền tảng vững vàng về kinh tế vĩ mô về môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, thân thiện với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; có chi phí kinh doanh thấp và những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do lưu thông hàng hóa cả trong bối cảnh bình thường lẫn bối cảnh khó khăn, khủng hoảng hay như đại dịch. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Chúng ta cần có môi trường thể chế hỗ trợ cho phát triển, tăng trưởng kinh tế. Những thể chế, quy định pháp luật và quy trình thực thi các quy định pháp luật đảm bảo được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, hỗ trợ các thành phần của thị trường vận hành một cách thuận lợi. Nguyên tắc của thị trường được đảm bảo, hoạt động của thị trường luôn minh bạch. Sự cạnh tranh giữa các thành phần - chủ thể khác nhau trong nền kinh tế luôn đảm bảo minh bạch, rõ ràng, tuân thủ các nguyên tắc của thị trường.

Sự phát triển này, cần phải dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường, những nền tảng đảm bảo được sự phát triển đó có định hướng vì mục đích dài hạn, trong đó, các tác nhân khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật. Lấy quy định pháp luật làm chủ thể chính, nguyên tắc chính trong quá trình phát triển.

Và quá trình tăng trưởng đó phải mang lại lợi ích cho cộng đồng, ở bất cứ khu vực nào, chứ không chỉ cho một nhóm nhất định. Đó là nền tảng đầu tiên để phát triển một các bền vững. Nếu duy trì được nền tảng này, cùng với những chính sách phù hợp - sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sức chống trọi trước những biến cố, những ngoại cảnh bất thường xảy ra, trước cả sự cạnh tranh với các nền kinh tế trên toàn cầu.

Về phía doanh nghiệp, cần tự thân vận động để có thể nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng của phát triển bền vững. Nếu doanh nghiệp có năng lực cao, có khả năng chống chịu cao, có chiến lược phòng ngừa rủi ro hợp lý, có giải pháp nâng cao đầu tư, lao động, đổi mới công nghệ… sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp, cũng như của cả nền kinh tế.

Doanh nghiệp cần tự thân vận động để có thể nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường
Doanh nghiệp cần tự thân vận động để có thể nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Những khó khăn, thách thức

Với bài toán về phát triển kinh tế bền vững, năm 2022, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, bên cạnh những thuận lợi, những kỳ vọng và hy vọng về sự phục hồi và phát triển của một số lĩnh vực, chúng ta vẫn tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Đại dịch Covid-19 đã kéo sang năm thứ ba, cái khắc nghiệt của dịch bệnh chính là sự bất định và không thể dự đoán. Nó không dừng lại mà liên tục biến đổi với các biến thể mới và không ai xác định được hướng đi của dịch hay khẳng định được liệu dịch có giảm đi hay lại nặng nề hơn.

Do đó, thách thức đầu tiên - lớn nhất tiếp tục bao trùm năm 2022 chính là dịch bệnh và tác động của nó tới tổng thể đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như toàn cầu.

Thách thức thứ hai không kém phần quan trọng đó là kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6 - 6,5%, thậm chí hơn nếu có nhiều yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Nhiều quốc gia hiện phải đối diện với lạm phát, thậm chí lên tới 200 - 300%. Điều đó dẫn đến khả năng Việt Nam “nhập khẩu” lạm phát, nhất là khi nền kinh tế đang có độ mở lớn.

Một số quốc gia đang có những thay đổi, thậm chí đảo chiều về chính sách. Thay vì nới lỏng tiền tệ, tài khóa, chấp nhận tăng nợ công để vượt qua, phục hồi trong bối cảnh đại dịch, rất nhiều nước xem xét - thắt chặt lại các chính sách này. Cụ thể như đã tăng lãi suất, hạn chế bớt thâm hụt ngân sách, giảm quy mô nợ công… Việc đảo chiều chính sách ở các cường quốc trên thế giới - chắc chắn cũng sẽ tác động tới Việt Nam, cả về chính sách và diễn biến đầu tư, tài chính, kinh tế. Đây là một thách thức cần lưu ý khi chúng ta vẫn hướng vào xuất khẩu - một trụ cột kinh tế quan trọng, hướng vào thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nhóm thách thức thứ ba cần lưu ý là khi thực thi gói hỗ trợ phục hồi và phát triển, thì lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, nếu không có biện pháp phù hợp có thể dẫn đến lạc hướng các dòng tiền, nhất là các dòng tiền không được kiểm soát tốt. Điều này, sẽ có thể thổi to “bong bóng” bất động sản, “bong bóng” chứng khoán dẫn đến nổ bong bóng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi còn khá yếu ớt như hiện nay, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Bởi vậy, chúng ta cần hạn chế ở mức thấp nhất khả năng xảy ra “bong bóng” bất động sản, “bong bóng” chứng khoán; gắn với đó là thách thức trên thị trường tài chính mà cụ thể là thị trường tín dụng, vấn đề nợ xấu cả ở doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do dịch bệnh không trả được nợ, nợ xấu do thôi thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ mà không chuyển lại nợ… khiến bức tranh nợ xấu nghiêm trọng hơn.

Gần đây, ngành tài chính đã có những nội dung chỉ đạo chấn chỉnh, lập lại trật tự trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm bớt rủi ro liên quan đến thị trường tài chính.

Nhóm rủi ro thứ tư có thể sẽ hủy hoại nền kinh tế trong quá trình phục hồi đó là thực hiện không nghiêm túc tinh thần nội dung Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ với một số dấu hiệu như nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, có thể đâu đó quay lại các biện pháp cách ly xã hội, các biện pháp phong tỏa như một số địa phương đã thực hiện trong năm 2021, để lại những tác động vô cùng tiêu cực. Điều này, có dẫn đến các rủi ro về cát cứ, chia cắt, làm mất đi, giảm đi tính thống nhất của thị trường, từ các yếu tố đầu vào, đầu ra, đến yếu tố nguồn lao động, dòng vốn, tiêu thụ…

Những biện pháp làm gián đoạn sản xuất, kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn là rủi ro còn tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sự quyết tâm, kiên định của chúng ta trong vấn đề thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
Vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.

Nghi vấn giá vé máy bay "bất hợp lý": Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin
Nghi vấn giá vé máy bay "bất hợp lý": Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin

Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các cá nhân, tổ chức, khách hàng mua vé máy bay các hãng hàng không Việt Nam thời gian qua (nhất là từ đầu năm 2024 đến nay) phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải mua vé máy bay giá cao so với quy định.

Tháng Tư, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.403 vụ việc vi phạm pháp luật
Tháng Tư, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.403 vụ việc vi phạm pháp luật

Trong tháng 4/2024, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 1.403 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.299,165 tỷ đồng. Chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 15 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 40,387 tỷ đồng.

Bình Thuận: Lan tỏa phong trào gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo
Bình Thuận: Lan tỏa phong trào gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo

Phong trào “Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo” đang được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bình Thuận cùng với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và 4 hội đoàn thể phát động rộng khắp trong toàn tỉnh đã tạo sự lan tỏa, góp phần thêm nguồn lực giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thanh Hóa tăng cường quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp
Thanh Hóa tăng cường quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

Chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) có vai trò quan trọng đối với năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Do đó, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

PC Thanh Hóa triển khai Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện
PC Thanh Hóa triển khai Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện

Ngày 7/5, tại trụ sở Công ty Điện lực Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2024 với sự tham dự của Sở Công Thương và các khách hàng lớn, các khách hàng đặc thù trên địa bàn tỉnh.