Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định: Giải pháp để phục hồi kinh tế

Sau đại dịch Covid-19, nguồn cung lao động, đặc biệt là lao động trình độ chuyên môn cao chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Bởi vậy, Vấn đề phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch được đặt ra như một yêu cầu cấp bách trong tình hình bình thường mới.

Hội thảo chuyên đề “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19”
Hội thảo chuyên đề “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19”.

Tín hiệu khởi sắc

Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19” (Hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 diễn ra ngày 05/06/2022 tại TP. HCM), Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị đứt gãy, đình trệ; tình hình lao động, việc làm, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực”.

Theo đó, Nguồn cung lao động bị suy giảm nghiêm trọng, số lao động có việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giảm mạnh nhất vào quý III/2021 chỉ còn 49,1 triệu người; lực lượng lao động có việc làm quý IV/2021 là 49,07 triệu người, thấp hơn 1,79 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, đạt đỉnh cao nhất là quý III/2021 với 3,98% (hơn 1,7 triệu lao động); tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị cao nhất vào quý III/2021 là 5,54%.

Tiền lương, thu nhập của người lao động giảm, đời sống của người lao động khó khăn, trong đó thu nhập bình quân tháng của lao động từ 6,7 triệu đồng/tháng (năm 2019) xuống 5,3 triệu đồng/tháng (năm 2021), giảm sâu nhất là vào quý III/2021 chỉ còn là 5,2 triệu đồng/tháng.

Sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ) và vùng miền cũng có sự đảo chiều. Ở thời điểm quý III/2021, việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng lên và việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ giảm xuống. Có khoảng 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh.

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Riêng trong quý I/2022, thiếu hụt lao động cục bộ khoảng 120.000 lao động, cao hơn những năm trước khoảng 2 - 3%, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục...

Trình độ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu công nghệ, nhất là giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp đang rất tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh. Khả năng kết nối cung - cầu, giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu thị trường cũng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Bước sang năm 2022, thị trường lao động đang phục hồi trở lại nhưng vẫn chưa thể như trước dịch. Theo đó, quý I/2022 nguồn cung lao động là 51,2 triệu người, tăng 160 ngàn người so với cùng kỳ, nhưng chủ yếu ở khu vực phi chính thức.

Nhìn chung cầu lao động đã tăng trở lại, trong đó nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của doanh nghiệp là gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không yêu cầu có bằng cấp chứng chỉ (chiếm 75%).

Đặc biệt, số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm giảm 489 ngàn người so với quý IV năm 2021, còn 1,1 triệu người (tương đương 2,46%).

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động quay trở lại chiều hướng tích cực, số lao động trong khu vực nông nghiệp giảm và tăng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ so với quý IV/2021 (tỷ lệ lao động nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hiện tại là 27,8% - 33,5% - 38,7%).

Triển khai chiến lược đồng bộ

Liên quan đến vấn đề này, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, cần tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất.

“Trong đó, cần tạo môi trường phục hồi và phát triển thị trường lao động, đáp ứng cao nhất nhu cầu phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng lao động; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về quan hệ cung - cầu lao động… Đặc biệt, hoàn thiện nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm việc làm”, ông Hiểu nói.

Để làm được, ông Hiểu đề xuất sớm cải tiến, hoàn thiện chính sách về tiền lương, an sinh xã hội, sửa đổi toàn diện chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nâng cấp chuẩn nhà trọ hiện hữu. Tiếp tục đổi mới chủ trương, chính sách và triển khai có hiệu quả quy định về thu hút đầu tư trong và ngoài nước khắc phục tình trạng tập trung nhiều dự án đầu tư ở một địa phương, tạo sức ép hạ tầng và thiếu lao động cục bộ, gia tăng lao động di cư.

Cần tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt
Cần tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt. Ảnh minh hoạ.

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội thì cho rằng, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan phù hợp với Bộ luật Lao động nhằm giảm tỷ lệ lao động phi chính thức. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động, phát triển các tổ chức tài chính và tài chính vi mô dành cho khu vực kinh tế phi chính thức.

“Chính phủ cũng cần cân đối ngân sách để triển khai thực hiện Đề án “Thống kê khu vực kinh tế phi chính thức”, có chính sách hỗ trợ để khu vực kinh tế phi chính thức phát triển đúng mực, khuyến khích cơ sở kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức chuyển sang khu vực doanh nghiệp”, TS. Bùi Sỹ Lợi nói.

Trong khi đó, bà Ingrid Christensen cho rằng, sau đại dịch giải pháp rõ ràng và toàn diện để phục hồi xung quanh bốn trụ cột nền tảng là tăng trưởng kinh tế và việc làm bao trùm; bảo vệ tất cả người lao động; an sinh xã hội toàn cầu và đối thoại xã hội. Điều đáng mừng là Việt Nam đang đi đúng hướng là thực hiện cả bốn trụ cột trên cùng lúc.

Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực hiện đại hóa luật pháp về lao động và việc làm, mở rộng phạm vi an sinh xã hội, nâng cấp thu thập dữ liệu thị trường lao động quốc gia, cải thiện cách tiếp cận chiến lược để phát triển kỹ năng và gần đây hơn là cải thiện luật pháp về lao động và việc làm để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động nhiều thay đổi của một nền kinh tế đang chuyển đổi.

Việc làm đi cùng các quyền cơ bản để làm việc và việc làm là một trong những phương tiện chính, thông qua đó, các cá nhân có thể được tích hợp vào xã hội và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Về vấn đề này, việc làm đầy đủ, hiệu quả và được lựa chọn tự do là một mục tiêu chiến lược thiết yếu hướng tới chương trình nghị sự 2030 và 2045 của Việt Nam.

“Hiện Bộ LĐ-TB&XH cũng đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường lao động như tập trung đảm bảo an sinh xã hội cơ bản cho người lao động; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tuy nhiên, những giải pháp trên mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của thị trường lao động và còn rất nhiều vấn đề đặt ra”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho hay.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.

CTCP GELEX Electric (GEE) nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
CTCP GELEX Electric (GEE) nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã có thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết 300 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Điện lực GELEX (GELEX Electric – mã GEE – sàn UPCoM).

Lợi nhuận Petrosetco đi ngang ở mức 39,38 tỷ đồng trong quý I
Lợi nhuận Petrosetco đi ngang ở mức 39,38 tỷ đồng trong quý I

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HOSE) ghi nhận lãi 39,38 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 19,2% so với kế hoạch lợi nhuận năm.

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An
Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An

Nhân kỷ niệm 63 năm ngày kết nghĩa giữa TP. Thanh Hóa và TP. Hội An, tối 26/4 tại Công viên Hội An, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Tuần văn hóa TP. Thanh Hóa - TP. Hội An” năm 2024 với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng - son sắt thủy chung”.

“Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa”
“Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa”

Với sự đổi thay mạnh mẽ về cảnh quan và diện mạo với không gian ven biển được quy hoạch khang trang, nhiều công trình hạ tầng du lịch hiện đại đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) đang dần trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Cảnh giác chiêu lừa đảo vé máy bay, tour du lịch giá rẻ dịp lễ 30/4 - 1/5
Cảnh giác chiêu lừa đảo vé máy bay, tour du lịch giá rẻ dịp lễ 30/4 - 1/5

Công an TP. Hồ Chí Minh cảnh báo người dân cẩn thận với tội phạm lừa đảo qua mạng vào dịp lễ 30/4 - 1/5 và du lịch mùa hè.