Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển dòng vốn cho doanh nghiệp: Tận dụng cơ hội mới, đa dạng hóa các kênh

Để phát triển dòng vốn cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần kiến tạo cho thị trường tài chính phát triển, song vẫn kiểm soát được rủi ro, tận dụng được cơ hội mới. Về phía doanh nghiệp, cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn, gắn với mục tiêu và mục đích cụ thể; đặc biệt là hướng tới minh bạch và tính chuyên nghiệp cao.

sau giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giai đoạn phục hồi kinh tế, nguồn lực vốn vẫn là đòn bẩy quan trọng để doanh nghiệp tiếp đà tăng tốc.
Giai đoạn phục hồi kinh tế, nguồn lực vốn là đòn bẩy quan trọng để doanh nghiệp tiếp đà tăng tốc (Ảnh minh họa)

Nguồn lực vốn vẫn là đòn bẩy quan trọng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện tại đang trong giai đoạn chờ đợi những chính sách mới đặc biệt là Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 153/2020 khiến nhiều doanh nghiệp khó có thể lên định hướng huy động vốn nợ cho hoạt động đầu tư, phát triển năm 2022 và xa hơn.

Tìm vốn ở đâu cho doanh nghiệp phát triển và tiếp tục các kế hoạch đầu tư năm 2022 lẫn trung, dài hạn? Doanh nghiệp, nhà đầu tư nên nhận diện về bối cảnh kinh tế với các biến số lạm phát, lãi suất, đi cùng là nhận diện các kênh dẫn vốn ra sao để xây dựng định hướng khơi thông dòng vốn, nắm bắt vùng trũng đầu tư nào trong những tháng còn lại từ nay đến cuối năm. Những nội dung này đã được làm rõ tại Diễn đàn Tài chính - Chuyên đề 3, chủ đề: “Chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới” được tổ chức chiều nay, 24/08/2022.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành khẳng định, với sự vào cuộc khẩn trương của Chính phủ, bằng những hành động và thông điệp cụ thể, đã nhận được những tín hiệu phản hồi tích cực của thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp và đang bước đầu có hiệu quả. VN-Index hiện tại đã có những bước khởi sắc trở lại và cùng với đó, thị trường trái phiếu theo ghi nhận dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, tiếp tục đạt giá trị huy động cao, sau những biến động, chỉ suy giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm nhẹ này là so một nền tăng trưởng vốn rất bùng nổ ở 2021 vừa qua. 

“Doanh nghiệp đã và đang tiếp tục có cơ hội, tìm kiếm nguồn lực mới qua vốn cổ phần và thị trường nợ sau một giai đoạn trầm lắng. Tuy vậy, trong trước mắt và trong bối cảnh vĩ mô còn nhiều biến động, khó khăn hiện tại của doanh nghiệp vẫn là câu chuyện nguồn vốn hẹp, chưa thể đáp ứng nhu cầu phục hồi, tăng tốc đặc biệt từ nay đến cuối năm 2022.

Theo đó, room của các ngân hàng vừa qua là 14%, nay chỉ còn 4% trong khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn. Nếu nới room thì nguy cơ dẫn đến tăng lạm phát, gây bất ổn nền kinh tế.

Các ngân hàng hiện đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng room tín dụng nhưng cũng phải đến cuối quý III/2022”, ông Võ Tân Thành phân tích.

Phó Chủ tịch VCCI cũng cho biết, tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra mới đây, Chủ tịch VCCI đã thay mặt cộng đồng doanh nghiệp nêu lên 4 kiến nghị nhằm tháo gỡ các nút thắt cho cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới. 

Kiến nghị đầu tiên của VCCI là về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, sức ép tài chính cho các doanh nghiệp rất lớn để tái cấu trúc và phục hồi sau dịch. Vì vậy, VCCI đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh chương trình hỗ trợ phục hồi đã được Quốc hội thông qua và Chính phủ ban hành. 

Đặc biệt, cần khai thông việc hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% theo Nghị định 32/2022. Cần đối nới room tín dụng là bài toán khó mà Ngân hàng Nhà nước đang phải giải, đặc biệt là về mặt thủ tục, điều kiện phức tạp quá, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Bên cạnh đó là các kiến nghị về nhân lực, môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ các FTAs.  Có thể thấy, ưu tiên về vấn đề nguồn vốn của doanh nghiệp đang được chú trọng. Trong những nỗ lực của Chính phủ với việc thực thi các mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ưu tiên nguồn lực để doanh nghiệp tiếp tục phục hồi cũng đang được đặt lên hàng đầu. Hơn lúc nào hết, sau giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giai đoạn phục hồi kinh tế, nguồn lực vốn vẫn là đòn bẩy quan trọng để doanh nghiệp tiếp đà tăng tốc. Đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư tối ưu hóa nguồn vốn tài chính, cũng là kỳ vọng thiết thực của đại đa số doanh nghiệp, nhà đầu tư. 

Chú trọng giải pháp phát triển vốn bền vững

Chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính đã khái quát chung về thực trạng các nguồn vốn trong nền kinh tế trong thời gian vừa qua. Theo ông Hiển, nền kinh tế Việt Nam đang có xu thế phát triển từ thâm dụng vốn.

Nợ nước ngoài tăng mạnh là điều đáng quan tâm, nếu như không kiểm soát được nợ này thì sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn của các công ty niêm yết có xu thế thâm dụng vốn trở lại từ 2018 – 2022; Tỷ lệ nợ và tổng vốn tăng nhanh hơn doanh thu.

Ngành tiêu dùng và thương mại dịch vụ là một trong những ngành trọng điểm của Việt Nam, có kết cấu vốn ổn định và tích cực; doanh thu tăng hơn tổng tài sản. Trong khi đó, sử dụng vốn ngành công nghiệp có xu hướng thâm dụng vốn. Cơ cấu nợ của ngành này vẫn phù hợp nhưng tỷ lệ nợ và tổng tài sản/doanh thu tăng dần từ 2018 – 2022. Đối với sử dụng vốn ngành bất động sản và xây dựng thì tỷ lệ nợ tăng nhanh, năm 2021 đã ở ngưởng rủi ro. Ngành này có sự thâm dụng vốn lớn (tổng vốn tăng rất lớn so với doanh thu).

Nói về nguồn vốn huy động năm 2022, TS. Đinh Thế Hiển cho biết, nguồn huy động vốn đang gặp khó khăn ở các kênh; huy động vốn cổ phiếu sẽ khó do thị trường chứng khoán suy giảm. Huy động vốn trái phiếu giảm mạnh do các ngân hàng thương mại không tham gia. ..Một trong những điểm nhấn quan trọng được TS Đinh Thế Hiển nhấn mạnh là vốn FDI. Dẫn con số vốn FDI 06 tháng đầu năm 2022 đạt 10 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, ông cho rằng, đây là mức tăng cao nhất trong 05 năm qua và là “điểm sáng” trong năm 2022.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, cần có giải pháp huy động vốn bền vững. Trước tiên, cho ngành bất động sản, cần giảm nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng thương mại bằng cách cho vay theo tỷ lệ giảm dần các phân khúc không ưu tiên. Ngoài ra, tăng vốn cổ phần để tăng nguồn lực. Cần định chế tài chính hợp tác phát triển dự án: Quỹ tín thác bất động sản hoặc tương tự; Hợp tác Quỹ - Công ty theo từng dự án; Nhà đầu tư cá nhân mua chứng chỉ quỹ sẽ an toàn hơn mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng hợp tác với công ty.

Với giải pháp vốn cho ngành sản xuất kinh doanh, theo ông Hiển, khi công ty gặp khó khăn phải kiểm tra lại các nguồn vốn; xây dựng chuổi cung ứng giá trị sẽ giảm nhu cầu vốn của các công ty. Mô hình công ty cổ phần đại chúng sẽ giúp huy động vốn thuận lợi. Bên cạnh đó, chuẩn hóa hoạt động kinh doanh và minh bạch tài chính sẽ tiếp cận được vốn lãi suất tốt (6 - 7%) từ các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Về giải pháp vốn với công ty cổ phần đại chúng lớn và niêm yết, theo ông Hiển, trái phiếu doanh nghiệp là một ưu điểm và thuận lợi nhưng phải phát hành và niêm yết trên sàn HNX.

Với doanh nghiệp SME, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là khó và cũng không thể phát hành trái phiếu; do đó, giải pháp vốn với các doanh nghiệp SME là không dựa vào quy mô vốn mà dựa trên mô hình tổ chức và lợi thế sản xuất. Đồng thời, xây dựng chiến lược trong các giai đoạn phát triển cụ thể, có phân kỳ đầu tư hợp lý; sử dụng dịch vụ outsource, liên kết, hợp tác; hoặc chọn mô hình công ty cổ phần và thuê tư vấn chuyên nghiệp để mời gọi đối tác đầu tư tài chính.

Ngoài ra, cần phát triển công ty trong nền kinh tế 4.0 tạo ra hệ sinh thái và cộng đồng đầu tư kết nối. Quỹ đầu tư kết nối cộng đồng và các mô hình Fintech gọi vốn, P2P là những nguồn tài chính phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa quản trị minh bạch.

Đề cập tới bài toán vốn cho doanh nghiệp, TS. Cấn Văn Lực nêu quan điểm, hiện nay, thị trường vốn đang có 6 dòng vốn khác nhau, bao gồm ngân sách vốn nhà nước, nguồn vốn nước ngoài (vay, phát hành trái phiếu…); huy động từ thị trường vốn (cổ phiếu, fintech, quỹ đầu tư…); vốn tự có; nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh và vốn từ đối tác. Trong đó, dòng vốn quan trọng với doanh nghiệp là thuê tài chính. Đây là kênh quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ vầ vừa trong bối cảnh tài sản thế chấp còn thiếu.

Đối với các nguồn vốn cho nền kinh tế, vốn tín dụng đóng góp 47% tổng vốn đầu tư năm 2021. Vốn FDI chiếm khoảng 15%; đầu tư công chiếm khoảng 13,5%. Riêng về trái phiếu doanh nghiệp đã và đang tăng tương đối tốt, khoảng 21,5%. Tuy nhiên, huy động vốn từ thị trường cổ phiếu vẫn còn khiêm tốn, khoảng 3,2% tổng lượng vốn đầu tư vào toàn nền kinh tế.

“Đối với nguồn vốn ngân sách trong năm nay và năm tới, doanh nghiệp cần lưu tâm hơn về gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong vòng 2 năm với tổng lượng khoảng 347 ngàn tỷ đồng”, TS. Lực thông tin.

Để phát triển vốn cho doanh nghiệp, ông Lực nêu kiến nghị:  Đối với các cơ quan quản lý, cần thống nhất thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp tốt hơn, lành mạnh hơn. Cơ quan quản lý cần thay đổi cách tiếp cận quan điểm, phát triển cân bằng, kiến tạo cho thị trường tài chính phát triển, song vẫn kiểm soát được rủi ro, tận dụng được các cơ hội mới.

Về phía doanh nghiệp, cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn, chú trọng kênh quỹ đầu tư, cho thuê tài chính. Doanh nghiệp khi huy động vốn nên gắn với mục đích cụ thể, phù hợp với mục tiêu và hiệu quả vốn phát hành. Đặc biệt, doanh nghiệp cần hướng tới minh bạch và chuyên nghiệp; Đồng thời, quan tâm quản lý rủi ro tài chính bao gồm lãi suất, tỷ giá...

Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự nhiều hoạt động quan trọng trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức tại sân vận động tỉnh Điện Biên.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã có báo cáo ban đầu về vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân
Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân

Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng Bùi Thị Nguyệt Nga vừa cho biết, hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”, vào ngày 11/5 tới, lần đầu tiên Bảo tàng Hải Phòng sẽ cho ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân trong khuôn khổ Trưng bày Bảo vật quốc gia.

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong

Chiều 6/5, thông tin từ lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), trên địa bàn phường Kỳ Liên vừa xảy ra một trận mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp một lán trại của công nhân thi công móng cột đường dây điện 500 kV, khiến 7 người thương vong.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh

Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương nghiên cứu và đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và Trung tâm kho cảng LNG tại Khu kinh tế Vũng Áng.