Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhằm giảm chi phí logistic, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ thiết kế 350 km/giờ, vận tải hành khách và vận tải hàng hoà khi có nhu cầu. Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến nền kinh tế cho thấy, dự án có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025-2037.

Sáng 26/03, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ GTVT làm rõ hiệu quả kinh tế, kinh nghiệm vận hành đường sắt tốc độ cao kết hợp vận tải hành khách với hàng hóa
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ GTVT làm rõ hiệu quả kinh tế, kinh nghiệm vận hành đường sắt tốc độ cao kết hợp vận tải hành khách với hàng hóa.

Nhấn mạnh, một quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phát triển đường sắt tốc độ cao để giảm chi phí logistic, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; và trong xu thế chuyển đổi xanh hiện nay, Phó Thủ tướng yêu cầu: “Các tuyến đường sắt đi qua trung tâm, đô thị lớn cần kết hợp với tuyến đi trên cao, đi ngầm để bảo đảm hành lang an toàn”.

Bên cạnh thực hiện cải tạo, nâng cấp để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang giao Ban Quản lý dự án đường sắt chuẩn bị đầu tư các dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia: Tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây; Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) - Thạch Lỗi (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) kết nối các tuyến đường sắt đi phía nam và phía bắc; TP. HCM - Cần Thơ kết nối TP. HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Thủ Thiêm - Long Thành kết nối TP. HCM với Cảng Hàng không Long Thành; Biên Hoà - Vũng Tàu kết nối các tỉnh Đông Nam bộ với TP. HCM, cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải.

Nêu những khó khăn, vướng mắc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, các dự án đường sắt quan trọng quốc gia có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, đi qua nhiều địa phương nên cần xem xét cẩn trọng, kỹ lưỡng, công tác chuẩn bị đầu tư mất nhiều thời gian, cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương.

Ảnh internet.
Phát triển đường sắt tốc độ cao nhằm giảm chi phí logistic, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ảnh internet.

“Các dự án đường sắt sẽ mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế nhưng thực tế hiệu quả tài chính dự án không cao, nên ngân sách Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo và ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư. Công nghiệp đường sắt chưa sản xuất được phương tiện, thiết bị, linh kiện, phụ tùng cho đường sắt nói chung. Nguồn nhân lực chưa tiếp cận với trình độ quản lý, kỹ thuật tiên tiến; thiếu chuyên gia về đường sắt”, lãnh đạo Bộ GTVT nói.

GS.TS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh, ngoài mục tiêu vận tải hành khách, tuyến đường sắt tốc độ cao phải giải quyết được điểm nghẽn vận tải hàng hóa bằng đường sắt của Việt Nam, nhằm thay đổi cơ cấu của thị phần vận tải, có như vậy mới giảm chi phí logistic và dứt khoát phải liên thông với các tuyến đường sắt quốc tế.

Nhiều chuyên gia cũng đồng tình ý kiến, trong tương lai, việc đánh thuế carbon sẽ làm chi phí vận tải đường bộ, đường thủy, hàng không tăng mạnh, trong khi đây sẽ là ưu thế của vận tải đường sắt chặng dài.

Ảnh internet.
Phát triển đường sắt tốc độ cao nhằm giảm chi phí logistic, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ảnh internet.

Ông Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị tính toán kỹ phương án đưa toàn bộ tuyến đường sắt hiện hữu chỉ phục vụ chạy tàu hàng; đầu tư cho công nghiệp đường sắt, nhất là chế tạo đầu máy, toa xe… song song với lộ trình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kỹ thuật, công nghệ đường sắt của Việt Nam còn phụ thuộc bên ngoài, nên cái chủ động được chính là cơ chế, chính sách để huy động được nguồn lực. 

Ghi nhận ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện phương án đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ cao bảo đảm đồng bộ, thống nhất quy chuẩn, tiêu chuẩn từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin, điều hành…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, Bộ GTVT làm rõ hiệu quả kinh tế, kinh nghiệm vận hành đường sắt tốc độ cao kết hợp vận tải hành khách với hàng hóa; phương án huy động nguồn vốn, phân kỳ đầu tư; mô hình tổ chức bộ máy quản lý; phương án tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiến tới làm chủ và xây dựng ngành công nghiệp đường sắt trong nước.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Điện Biên: Bắt hai đối tượng khi đang mua bán 5 bánh heroin
Điện Biên: Bắt hai đối tượng khi đang mua bán 5 bánh heroin

Cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên đã bắt quả tang đối tượng Sùng A Páo (SN 1990) và Sùng A Minh (SN 1989) cùng trú tại xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé (Điện Biên) khi hai đối tượng này đang có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Mua bán trái phép cá thể tê tê java, hai đối tượng bị bắt
Mua bán trái phép cá thể tê tê java, hai đối tượng bị bắt

Ngày 14/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can N.P.L. và T.V.Q. về hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp quý, hiếm.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN

Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới ở Việt Nam. Tính đến tháng 3/2024, Trung Quốc có 4.418 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 27,6 tỷ USD.

Tiền Hải phấn đấu thành huyện dẫn đầu về xã Nông thôn mới nâng cao và Nông thôn mới kiểu mẫu
Tiền Hải phấn đấu thành huyện dẫn đầu về xã Nông thôn mới nâng cao và Nông thôn mới kiểu mẫu

Tháng 10/2019, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 17/10/2019 của Thủ tướng chính phủ. Kể từ đó đến nay, huyện luôn tập trung mọi nguồn lực phấn đấu và đặt ra mục tiêu trở thành huyện dẫn đầu về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Thái Bình.

Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em khó khăn của Quỹ sữa vươn cao Việt Nam
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em khó khăn của Quỹ sữa vươn cao Việt Nam

Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.

TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI - Bài 2: Long An giữ vị trí số 2
TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI - Bài 2: Long An giữ vị trí số 2

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…