Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển năng lượng tái tạo: Cần định hướng chính sách ổn định

Chú trọng chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững, đáp ứng các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu được xác định là mục tiêu then chốt và xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam. Để phát triển năng lượng tái tạo, cần định hướng chính sách ổn định và nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn lớn.

Toàn cảnh Diễn đàn “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam tư duy và hành động trong giai đoạn mới”
Toàn cảnh Diễn đàn “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam tư duy và hành động trong giai đoạn mới”

Những khó khăn, điểm nghẽn lớn

Phát biểu tại Diễn đàn “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Tư duy và hành động trong giai đoạn mới” tổ chức ngày 06/01/2023, ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho hay, phát triển năng lượng tái tạo hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo chưa đưa ra được định hướng lâu dài, nhiều chính sách còn bất cập. Cụ thể, với dự án điện sinh khối, các dự án đồng phát chỉ hoạt động trong vụ mùa ép mía (4-5 tháng), thời gian còn lại trong năm (7-8 tháng) ngừng hoạt động.

Các dự án điện đồng phát có thể điều chỉnh kỹ thuật để tiếp tục hoạt động như nhà máy điện sinh khối sử dụng nguyên liệu khác như gỗ vụn, vỏ cây, phụ phẩm nông nghiệp… để phát điện. Tuy nhiên, nếu giá điện vẫn ở mức như điện đồng phát, hoạt động này sẽ không khả thi về mặt kinh tế do phải tăng thêm chi phí mua nhiên liệu sinh khối.

Với các dự án điện gió và điện mặt trời, hiện cơ chế hỗ trợ hết hiệu lực từ ngày 01/11/2021, chưa có chuyển tiếp nên 62 dự án/phần dự án điện gió đã xây dựng xong nhưng chưa được đưa vào vận hành do chưa có cơ chế giá.

Các dự án năng lượng tái tạo còn gặp khó khăn từ việc thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, các dự án năng lượng tái tạo có thể kết hợp sản xuất điện với sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn phải thực hiện thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến kéo dài thực hiện, chưa tạo được sự đồng thuận của người nông dân.

Những khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật như chưa có sự phát triển đồng bộ giữa các dự án năng lượng tái tạo với lưới điện truyền tải; các dự án điện gió, điện mặt trời có công suất biến đổi phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng một phần đến quá trình vận hành hệ thống điện…Một khó khăn nữa là về tài chính. Các dự án năng lượng tái tạo có nhu cầu lớn về vốn nhưng rủi ro cao do công suất và sản lượng phụ thuộc vào thời tiết, khó hậu khiến thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài. Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại chưa sẵn sàng cho vay hoặc có cho vay với lãi suất cao.

Từ những khó khăn, vướng mắc trên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy đề xuất các định hướng, chính sách ổn định. Hiện nay, cơ chế giá cho  các dự án điện mặt trời, điện gió - hai nguồn chủ lực trong năng lượng tái tạo đã hết hiệu lực, cần đưa ra định hướng trong giai đoạn tiếp theo.

Trong thời gian tới, dự kiến Chính phủ ban hành giá trần, đồng thời thực hiện quy hoạch năng lượng tái tạo theo từng năm, từng vùng, miền để xác định nhu cầu công suất hàng năm. Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư chuẩn bị dự án, đàm phán các hợp đồng mua bán điện với EVN rồi xây dựng và đưa vào vận hành. Đây là hướng với các dự án lớn, còn các dự án quy mô nhỏ như điện mặt trời mái nhà, điện sinh khối thì cơ chế giá FIT vẫn cần được áp dụng.

Với các dự án năng lượng chuyển tiếp, trong thời gian chờ tính toán khung giá phát điện, đàm phán và ký hợp đồng mua bán điện, Bộ Công Thương cần có báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành giá điện tạm tính, cho phép EVN huy động các nhà máy điện chuyển tiếp và thanh toán tiền điện theo mức giá bán điện tạm tính. Doanh thu bán điện của các dự án sẽ được điều chỉnh lại theo giá bán điện chính thức.

Đối với dự án điện sinh khối đồng phát, Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, điều chỉnh Quyết định 08 theo hướng ngoài vụ sản xuất mía đường, khi không hoạt động theo cơ chế đồng phát nhiệt – điện, nhà máy sẽ hoạt động như nhà máy điện sinh khối, giá mua điện theo giá điện sinh khối.

Cùng với đó là các đề xuất liên quan việc ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công nghệ năng lượng tái tạo; áp dụng cơ chế sử dụng đất cho phát triển năng lượng tái tạo; các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các dự án năng lượng tái tạo biến đổi.

Cần chính sách, hỗ trợ từ Nhà nước

PGS.TS Phạm Hoàng Lương, Giám đốc Viện Khoa học công nghệ Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản; Phó Chủ nhiệm Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm Nhà nước về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng cho biết: Thị trường năng lượng tái tạo trong 2022 gặp một số khó khăn nhưng cũng không thể phủ nhận những tín hiệu tích cực.

Cụ thể, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2022 đạt 268,4 tỷ kWh, trong đó sản lượng thủy điện tăng 20,8% so với năm 2021 do nước về hồ tốt và việc huy động phát điện phù hợp với quy chế điều hành liên hồ; các nhà máy điện gió, mặt trời đi vào hoạt động ổn định; giá than cao nên EVN điều hành giảm mua điện than. Nhờ đó, sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm cả thủy điện) đã vượt sản lượng nhiệt điện trong năm 2022. Bên cạnh đó, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo đạt trên 129,8 tỷ kWh, bằng 1,24 lần so với sản lượng điện than và trên 96% so với tổng sản lượng điện than và điện khí. Sản lượng điện mặt trời và gió chiếm 12,8% tổng hệ thống.

Năm 2022 cũng ghi nhận lần đầu tiên điện năng do các nguồn phát điện ngoài EVN vượt 50% sản lượng toàn hệ thống, các nhà máy điện ngoài EVN đã đóng góp hơn 53% sản lượng điện trong năm.

Theo PGS.TS Phạm Hoàng Lương, cần hoàn thiện quy hoạch điện 8 để tạo điều kiện phát triển cho thị trường. Nhà đầu tư rất cần các chính sách cụ thể liên quan tới cơ chế giá điện, đầu tư đấu thầu, hay như nói tới cơ hội cho điện gió ngoài khơi nhưng lại chưa có một quy hoạch ngành biển cụ thể để phát triển. Cơ chế tài chính, giá FIT cũng chưa làm yên tâm cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, vẫn còn các khó khăn về kỹ thuật đi kèm, các cơ chế về truyền tải…

Còn theo ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và điện mặt trời Bình Thuận, Việt Nam vẫn luôn mời gọi đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo trong suốt thời gian qua, kết quả, không ít “đại bàng” đã đến để làm tổ, tuy nhiên, ở lại được hay không còn phụ thuộc vào việc cải thiện môi trường đầu tư hiện tại. 

Thực tế, công tác quy hoạch hiện nay về năng lượng tái tạo còn nhiều tồn tại, quy hoạch được đưa ra rõ ràng, chi tiết, nhưng việc thực thi quy hoạch lại không được như kỳ vọng, ách tắc, chậm trễ chẳng hạn như Quy hoạch điện VIII vừa qua vẫn còn đó hàng loạt ách tắc, nếu bây giờ các doanh nghiệp ồ ạt đầu tư, sẽ khó có thể đáp ứng được về mặt chiến lược. Đây có thể coi là một nghịch lý.

Thêm nữa, hiện nay, vẫn còn có những khoảng trống về chính sách, khiến hàng loạt các dự án đã và đang thực hiện, trong đó có những dự án đã đi vào hoạt động đến 15 tháng qua nhưng vẫn chưa có giá, chưa có hợp đồng đàm phán mua bán điện. Trong lúc này, các doanh nghiệp đang vô cùng khó khăn, rất cần chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. 

“Nếu chưa thống nhất được mức giá, thì có thể ban hành một mức giá tạm thời cho để làm căn cứ chi trả cho doanh nghiệp sau đó, khi có mức giá thống nhất, có thể truy thu hoặc bù thêm… doanh nghiệp rất cần sự tiếp sức, hỗ trợ để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Nhất là khi, thiết bị thì vẫn để phơi sương phơi gió, trong khi giá điện thì vẫn chờ phê duyệt.

Chưa kể, tình trạng giải phóng mặt bằng cũng được cho là rất chậm, chưa phù hợp với quy hoạch đề ra, chẳng hạn như một số dự án tại Bình Thuận hay Ninh Thuận, dù theo quy hoạch thì sẽ hoàn thiện xong giải phóng mặt bằng trong năm nay, tuy nhiên, đã trải qua 4 năm, thì mới thực hiện giải phóng xong 50% tiến độ đề ra. Vì vậy, để ngành năng lượng tái tạo phát triển, thu hút được các nhà đầu tư, giữ chân họ ở lại, thì cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế tối đa các rủi ro cho doanh nghiệp”, ông Thịnh nêu quan điểm.

Liên quan đến vấn đề về giá của các dự án điện chuyển tiếp, ông Phan Công Tiến, Chuyên gia nghiên cứu thị trường điện và năng lượng tái tạo cho rằng, từ chủ trương hiện nay đang thực hiện, nên tách ra chứ không nên đánh đồng dự án chuyển tiếp mà nên tập trung vào các dự án hưởng giá FIT. Vì các dự án chuyển tiếp sẽ có dự án tương lai, nhưng cách thức triển khai với giá đưa ra như hiện nay thì các dự án tương lai sẽ không có nhà đầu tư nào tham gia được.

Đặc biệt, giá điện của các nhà máy điện phụ thuộc vào hai yếu tố như chi phí đầu tư, chi phí hình thành nên giá trị tài sản của dự án đó; và sản lượng điện phụ thuộc vào vùng miền đối với dự án năng lượng tái tạo. Vì vậy hiện nay, mấu chốt vấn đề là xác định được giá trị tài sản đã đầu tư là bao nhiêu, hay các bên liên quan có giải pháp xác định điều đó để hình thành giá điện.

Cho rằng, không thể coi một nhà máy bán điện mà không căn cứ vào tài sản họ đã đầu tư, nhưng lại đi tính giá trị tài sản không liên quan đến dự án của họ thì về mặt giá điện là không hợp lý, vị chuyên gia kiến nghị, các nhà đầu tư nên thuê kiểm toán độc lập để xác định được giá trị tài sản thực sự đã đầu tư vào công trình. Đồng thời, với giá trị tài sản đó sẽ cùng với sản lượng dựa vào các công trình tương tự cũng như các dự báo, để tính ra giá điện.

“Đó là giải pháp giải quyết được cả hai bên. Còn vấn đề người mua, khi công bố giá điện đó cho người sử dụng điện, nếu các ý kiến đều đồng thuận thì sẽ dùng giá đó cho nhà đầu tư”, ông Phan Công Tiến nói.

PGS.TS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh, tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 diễn ra ở Glasgow (Scotland), Việt Nam cùng với nhiều nước trên thế giới đã cùng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa thách thức cho các doanh nghiệp để hướng tới “xanh lưới” hệ thống điện Việt Nam.

Ngoài những thuận lợi thì thị trường năng lượng tái tạo đang tồn tại những khó khăn nhất định như giá FIT, cơ chế đấu thầu, truyền tải điện… đòi hỏi các cơ quan quản lý cần nhanh chóng có những chính sách cụ thể, thiết thực cho doanh nghiệp, giúp họ có điều kiện hiện thực hóa tinh thần của Nghị quyết 55 -NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.