Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại phiên họp đặc biệt của các Bộ trưởng Lao động ASEAN và Bộ trưởng Giáo dục ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về “Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay” diễn ra theo hình thức trực tuyến và trực tiếp vào chiều 16-9.

Hội nghị do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Phiên họp có sự tham gia của 150 đại biểu ở 70 điểm cầu, gồm các Bộ trưởng Lao động ASEAN, các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, các đối tác đối thoại của ASEAN trong và ngoài khu vực, các đại diện thuộc Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN.

Về phía Việt Nam, hội nghị diễn ra trực tiếp tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng đại diện một số bộ, ngành, cơ quan chức năng.

Tại phiên họp đặc biệt này, hội nghị đã thông qua lộ trình ASEAN về “Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay” và ra mắt Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN.

Khoảng 40% lao động cần bổ sung kỹ năng mới

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá, hiện nay, toàn thế giới đang trải qua những biến đổi to lớn, nổi bật là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó hiện hữu ở thời điểm này là dịch Covid-19. Điều đó khiến nhiều ngành sản xuất, phương thức sản xuất hiện nay dần thay đổi và những ngành nghề mới, phương thức mới, việc làm mới sẽ ra đời.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họpPhó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp

Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong khoảng 10-15 năm tới, do tác động của công nghệ thông tin, robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, toàn thế giới có khoảng 1/3 công việc ở thời điểm hiện tại sẽ thay đổi; khoảng 40% lao động phải bổ sung kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc. Ở khu vực ASEAN, dự báo tỷ lệ này còn cao hơn. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động tới 2,7 tỷ người lao động, chiếm khoảng 81% lực lượng lao động trên toàn thế giới. Riêng trong quý II năm nay, toàn thế giới đã có 480 triệu việc làm bị mất và con số này trong khu vực ASEAN là 42 triệu việc làm.

Phó Thủ tướng nhận định, dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, làm ảnh hưởng đến nhiều người lao động. Trong bối cảnh đó, cả thế giới phải thích ứng với tương lai, với sự thay đổi. Đại dịch Covid-19 cũng đặt ra yêu cầu là phải nhìn nhận lại những thói quen làm việc, tiêu dùng để có cơ chế, chính sách tổ chức lại cho phù hợp hơn.

“Chúng ta càng phải thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác đa phương, đa chiều, thiết lập các mạng lưới, cơ chế kết nối rất linh hoạt giữa các Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và giữa mọi người dân. Mọi chính sách, trong đó có chính sách lao động cần được hoạch định dựa trên quy mô không chỉ bó hẹp ở tổ chức, cộng đồng, quốc gia mà phải hướng tới, mở ra tầm khu vực và thế giới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Những nỗ lực ấy cần tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, liên tục nhằm thực hiện thành công Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất mới của xã hội tương lai. Việt Nam cam kết sẽ tích cực phối hợp chặt chẽ cùng các thành viên, các đối tác trong thực hiện lộ trình, biến cam kết chính trị trở thành hành động thiết thực, mang lại cuộc sống và việc làm tốt hơn cho tất cả người lao động.

Coi trọng quan hệ đối tác trong phát triển nguồn nhân lực

Thảo luận tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác trong phát triển nguồn nhân lực. Do đó, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN chú trọng việc xây dựng, thúc đẩy và triển khai hiệu quả nhiều hình thức quan hệ đối tác về phát triển nguồn nhân lực thông qua các kênh hợp tác khác nhau, gồm hợp tác công tư; hợp tác giữa các lĩnh vực liên ngành tại mỗi quốc gia; hợp tác ở cấp khu vực; tăng cường hợp tác giữa từng nước thành viên và cả khối ASEAN với các đối tác song phương, đa phương.

Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN ra mắt.Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN ra mắt.

Trong xu hướng việc làm đang thay đổi, Việt Nam quan tâm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân, giữa khu vực doanh nghiệp và hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo. Chiến lược phát triển dạy nghề của Việt Nam đã đưa ra các giải pháp nhằm gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và có sự tham gia của doanh nghiệp, từng bước hoàn thiện các quy định để doanh nghiệp là chủ thể của giáo dục nghề nghiệp, tham gia vào tất cả các công đoạn trong quá trình đào tạo.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đánh giá, thách thức lớn nhất mà ASEAN phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để phát triển lực lượng lao động chất lượng cao trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ, với những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, thị trường việc làm và những yêu cầu về kỹ năng thiết yếu. Theo đó, trên lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế số, việc cải tổ kỹ năng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách của mọi quốc gia. Tuy nhiên, thành công của một nền giáo dục không chỉ đơn thuần là tỷ lệ sinh viên, học viên tốt nghiệp, khả năng tìm kiếm việc làm của người học hay vị trí trên bảng xếp hạng quốc tế, mà còn là sự phát triển bền vững và lâu dài, khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro, năng lực đổi mới và sáng tạo của người lao động.

Đối mặt với những thách thức đó, cộng đồng kinh tế ASEAN đã thống nhất ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động kỹ năng ở tất cả các trình độ. Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á được thành lập vào năm 1995 theo thỏa thuận của các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, cho tới nay đã phát triển bao gồm 30 trường đại học thành viên chính thức thuộc 10 nước, trong đó có 3 trường đại học của Việt Nam. Đây là một dấu mốc lớn trong công nhận một cách công bằng về chất lượng lao động giữa các quốc gia trong nội khối ASEAN.

Trao đổi về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong khu vực, nhất là đối với nhóm lao động chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Nguồn nhân lực Malaysia Tuan Haji Awang Bin Hashim cho rằng, các quốc gia cần quan tâm tạo việc làm xanh (việc làm bền vững), kỹ năng xanh (kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc). Đặc biệt, cộng đồng ASEAN cần quan tâm nâng cao khả năng sinh kế cho người lao động. Đó là giải pháp quan trọng để phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Chuyện tình sắt son ở 2 đầu giới tuyến và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương
Chuyện tình sắt son ở 2 đầu giới tuyến và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương

Về thôn Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), người dân vẫn nhắc về chuyện tình yêu của 2 chiến sĩ du kích và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương...

Long An: Bắt đối tượng vận chuyển 10.000 gói thuốc lá lậu
Long An: Bắt đối tượng vận chuyển 10.000 gói thuốc lá lậu

Rạng sáng 26/4, Đội 7, Phòng 6, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phối hợp cùng Công an huyện Bến Lức (tỉnh Long An) tuần tra phòng chống buôn lậu trên đoạn đường dẫn từ ĐT830 lên cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với những giao dịch lớn.

Ogree Milk - sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ người Việt
Ogree Milk - sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ người Việt

Với quy trình sản xuất khép kín, đồng bộ, dây chuyển thiết bị, máy móc công nghệ tiên tiến, hiện địa của Mỹ, nhiều năm qua các sản phẩm sữa dinh dưỡng của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Ogreemilk tự hào là sản phẩm dinh dưỡng học đường được nhiều giáo viên và phụ huynh cả nước tin tưởng sử dụng.

Cẩn trọng với hình thức lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh
Cẩn trọng với hình thức lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh

Thông tin từ Công an TP. Hà Nội, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can đối với 6 đối tượng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điệp khúc nhân quyền: Bản báo cáo phiến diện, thiếu khách quan, có nhiều thông tin không đúng sự thật
Điệp khúc nhân quyền: Bản báo cáo phiến diện, thiếu khách quan, có nhiều thông tin không đúng sự thật

Gần 5 thập kỷ qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đều đặn công bố các báo cáo về tình hình nhân quyền tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.