Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển vùng Đông Nam Bộ có chất lượng cuộc sống cao,  nhóm dẫn đầu Đông Nam Á

Sáng nay 26/11/2022, tại thành phố Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng do Chính phủ phối hợp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành Khai mạc triển lãm ảnh Đông Nam Bộ, hội nhập phát triển.
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành Khai mạc triển lãm ảnh Đông Nam Bộ, hội nhập phát triển. Ảnh Thanh Huyền.

Tham dự Hội nghị còn có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đại diện các cơ quan của Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế, tài chính trong và ngoài nước.

Tại hội nghị, Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng triển khai nội dung trọng tâm Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị. Quan điểm, mục tiêu Nghị quyết của Bộ Chính trị khẳng định, vùng Đông Nam Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Vì vậy Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030, Đông Nam Bộ phải trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ phát triển kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực, tầm nhìn đến năm 2045 thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Về hệ thống giao thông, cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; trở thành đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển đứng đầu cả nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Quốc phòng, ANCT, TTATXH được bảo đảm vững chắc. Tầm nhìn đến năm 2045, Đông Nam Bộ có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á. Thành phố Hồ Chí Minh phải đóng vai trò là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng.

Đế cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị,  Chính phủ đã ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện, trong đó phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 8-8,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng (14.500 USD); tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% GRDP, công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 33%),  khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 2,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10,7%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30-35%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 70-75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 40-45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%. Đạt 32 giường bệnh và 11bác sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95%...

Theo đó Chính phủ đề ra 07 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó tập trung pháp triển nhanh, bền vững, tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng. Thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin, công nghệ số tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và hình thành vùng động lực công nghiệp CNTT, công nghệ số, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IOT), trí tuệ nhân tạo tại tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phát triển mạnh đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại TP. HCM, Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tây Ninh.

Tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. HCM. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế tại tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng công nghiệp – đô thị - thương mại, dịch vụ gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh. Hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại TP. HCM.

Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí và du lịch biển. Phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, bao gồm cả cảng biển du lịch và các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao, các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao.

Trong đó Tiểu vùng ven biển gồm khu vực Cần Giờ (TP. HCM) và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là khu vực phát triển mạnh kinh tế biển: cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hóa dẩu, du lịch biển, đảo, khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản. Hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ. phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế…

Giải pháp được chính phủ tập trung là hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng. Tạo sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành. Thực hiện thí điểm phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, quy hoạch, đất đai, môi trường và tổ chức bộ máy. Thí điểm một số cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP. HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.

Phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong vùng đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng do trương ương quản lý trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không để phát huy tính chủ động của các địa phương huy động tối đa mọi nguồn lực

Tàu du lịch quốc tế cập cảng Cái Mép – Thị Vải
Tàu du lịch quốc tế cập cảng Cái Mép – Thị Vải.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đô thị là một trong những giải pháp đặc biệt quan tâm giai đoạn này. Đến năm 2026 hoàn thành đường vành đai 3 TP. HCM và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sân Nhất. Phấn đấu đến năm 2030: hoàn thành đường Vành đai 4, tp. HCM; tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo quy hoạch đã được duyệt  như Biên Hòa – Vũng Tàu, TP. HCM – Mộc Bài, TP.HCM – Chơn Thành, Dầu Giây – Liên Khương, Gò Dầu – Xa Mát, Chơn Thành – Đức Hòa, Chơn Thành – Gia Nghĩa; nâng cấp, mở rộng hệ thống cao tốc, quốc lộ: TP HCM – Trung Lương, TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Quốc lộ 20B). Đầu tư hoàn thiện hệ thống đường ven biển qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. HCM. Đẩy nhanh hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị TP. HCM, tuyến đường sắt đô thị kết nối TP. HCM với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành; nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt vận tải hàng hóa Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối với Cảng Cái Mép – Thị Vải; TP. HCM – Cần Thơ. Tiếp tục phát triển, hiện đại hóa Cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất, có tầm cỡ khu vực Châu Á và Quốc Tế; xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn, phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch; đưa vào khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; đầu tư mở rộng cảng hàng không Côn Đảo; sớm khôi phục, nâng cấp cảng hàng không Biên Hòa thành lưỡng dụng cấp 4E.

Hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, du lịch, logistics dọc hành lang vành đai 3, vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng. Phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài –TP. HCM – Cảng Cái Mép – Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á.

Cùng với giải pháp phát triển muc tiêu kinh tế, đô thị, Chính Phủ chú trọng giải pháp phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị…

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham quan khu trưng bày các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ.
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham quan khu trưng bày các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ. Ảnh: Thanh Huyền.

Trong khuôn khổ hội nghị, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã tham quan khu trưng bày các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ; cắt băng khánh thành Khai mạc triển lãm ảnh Đông Nam Bộ, Hội nhập phát triển.

Dịp này, Thủ tướng Chính phủ dự Lễ công bố Thỏa thuận hợp tác, Thư bày tỏ quan tâm tài trợ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đối tác phát triển; dự Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư, Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư.

Cùng ngày, Thủ tướng khảo sát một số dự án tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Thanh Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.