Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công - tư (PPP) với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 8.300 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1045/QĐ-TTg ngày 06/09/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP.
Mục tiêu dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 20; hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải TP. Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Liên Khương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.
Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú với tổng chiều dài khoảng 60,1km. (Ảnh minh họa).
Tuyến cao tốc cũng được kỳ vọng tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài dự kiến khoảng 60,1 km. Điểm đầu dự án tại Km0+000, giao với QL1 tại khoảng Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Điểm cuối tại Km60+100 (qua vị trí giao cắt với QL20 tại khoảng Km69+400), thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc).
Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ xây dựng 4 làn xe, nền đường rộng 24,75m, phân kỳ đầu tư xây dựng giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m.
Dự án được thực hiện bằng hình thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BOT. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 8.365,651 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 7.065,651 tỷ đồng. Phần vốn nhà nước tham gia trong dự án khoảng 1.300 tỷ đồng.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật PPP và pháp luật về đầu tư.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định pháp luật; tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng quy hoạch được duyệt và các quy định pháp luật có liên quan.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, cân đối bố trí nguồn vốn nhà nước trong dự án để triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị mặt bằng xây dựng để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 56 của Luật PPP, quy định pháp luật về đất đai.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200 km, được chia thành ba đoạn đầu tư.
Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện 2 đoạn huyện Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương dài 140km. Đoạn Dầu Giây - Tân Phú do Bộ Giao thông vận tải phụ trách.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, giai đoạn 1 theo phương thức đối tác công tư -PPP.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, giai đoạn 1 theo phương thức đầu tư đối tác công tư - PPP.
Dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT có chiều dài 59,6 km với tổng vốn đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 4/2025 ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm, thu ngân sách đạt gần 950 nghìn tỷ đồng, tương đương gần một nửa dự toán cả năm. Trong khi đó, chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, tập trung cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trả nợ công đúng hạn.
Đến cuối tháng 4/2025, Quảng Bình đã đạt kết quả ấn tượng trong công tác giải ngân vốn đầu tư công khi giải ngân được 802 tỷ đồng, tương đương 17,9% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Với tỷ lệ này, Quảng Bình nằm trong nhóm 7 địa phương có kết quả giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước, cùng với các tỉnh: Phú Thọ, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang và Hòa Bình.
Theo Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam (VNTAX 200) công bố mới đây, Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu đều có mức nộp ngân sách trên 20.000 tỷ đồng. Trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất, bao gồm 5 tập đoàn nhà nước, 3 doanh nghiệp FDI và 2 doanh nghiệp tư nhân.
Cuộc hội đàm cấp cao tại Moskva giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng giúp thúc đẩy các thỏa thuận đạt được những năm gần đây và mở ra cánh cửa cho các dự án mới, từ thương mại và công nghệ cao đến các vấn đề an ninh.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cảnh báo về rủi ro ngày càng gia tăng đối với mục tiêu lạm phát và thất nghiệp của cơ quan này.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhận định khu vực kinh tế tư nhân giống như “chiếc lò xo” đã bị nén lại trong thời gian dài và Nghị quyết 68 như một “cú hích”, giúp “tháo chốt”, để “chiếc lò xo” bung ra, phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với tiềm năng, năng lực và dư địa phát triển còn rất lớn, đóng góp một cách xứng đáng vào quá trình phát triển chung của đất nước.
Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu trong buổi kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng ngày 7/5/2025. Qua đó, góp phần đảm bảo tiến độ và hoàn thành mục tiêu thông tuyến dự án này trong năm 2025 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính – cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa gồm 3 nhóm.
Theo Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam (VNTAX 200) công bố mới đây, Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu đều có mức nộp ngân sách trên 20.000 tỷ đồng. Trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất, bao gồm 5 tập đoàn nhà nước, 3 doanh nghiệp FDI và 2 doanh nghiệp tư nhân.
Chúng tôi sử dụng Cookie để cung cấp dịch vụ của chúng tôi và nâng cao trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web này, bạn đã đồng ý với điều này.