Theo đó, Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa đề nghị Bộ GTVT phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần 1 đoạn Dầu Giây - Tân Phú thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Theo phương án mới, đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài 59,6 km, có điểm đầu giao với quốc lộ 1 (trùng với điểm cuối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất) và điểm cuối giao cắt với quốc lộ 20 (xã Phú Trung, huyện Tân Phú). 

, Ban Quản lý dự án Thăng Long đề xuất hơn 6.000 tỷ đồng đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
, Ban Quản lý dự án Thăng Long đề xuất hơn 6.000 tỷ đồng đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú. (Ảnh: TL)

Đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Trong đó, phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng với quy mô 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 80km/giờ.

Về nguồn vốn thực hiện dự án, Ban quản lý dự án Thăng Long đề xuất đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm cả lãi vay trong thời gian thi công xây dựng hơn 6.600 tỷ đồng.Trong đó nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng công trình dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí sử dụng đường bộ; Nhà nước hỗ trợ kinh phí 1.300 tỷ đồng thực hiện dự án. Với doanh thu từ thu phí lưu lượng trên cao tốc đoạn Dầu Giây - Tân Phú theo quy mô 17m và nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, dự án đảm bảo khả năng hoàn vốn cho Nhà đầu tư trong khoảng thời gian dưới 15,5 năm khai thác.

Nếu được thông qua, chủ trương đầu tư, dự án sẽ tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư (bao gồm cả thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng dự án) từ quý IV/2021 - quý I/2022; khởi công công trình vào quý IV/2022; hoàn thành công trình và đưa vào khai thác vào quý I/2025.

Nguyễn Tùng