Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 2 dự án luật

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết dự kiến trong thời gian 2,5 ngày, phiên họp thường kỳ tháng 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - phiên họp thứ 24 sẽ xem xét cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ.

Sáng 12/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 24. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự phiên khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ.

Đây là hai dự án đã được Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Dự kiến, hai dự án sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét về biểu quyết thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo Nghị quyết này được thông qua thì Chính phủ và các cơ quan tổ chức hữu quan, các địa phương để phục vụ kịp thời cho Đại hội Đảng bộ các cấp để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ, xem xét để kịp thời thể chế hóa Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tinh giản bộ máy biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quản lý nhà nước và Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quang cảnh khai mạc phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Quang cảnh khai mạc phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo về kết quả giám sát bước đầu về chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phiên họp này cho ý kiến bước đầu và đến phiên họp thường kỳ tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức giám sát chính thức đối với chuyên đề quan trọng này. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiếp tục xem xét về kết quả công tác dân nguyện của tháng 7. 

Tại Phiên họp lần thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 5, cho ý kiến bước đầu việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV.

Trên cơ sở ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri, nhân dân sau hoạt động tiếp xúc cử tri và ý kiến phản ánh của cử tri, nhân dân gửi về, Tổng Thư ký Quốc hội đã xây dựng Báo cáo Tổng kết Kỳ họp thứ 5, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đánh giá về những kết quả đạt được, những đổi mới và hiệu quả tại Kỳ họp cũng như những nội dung cần rút kinh nghiệm…

Trong công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu cho ý kiến về những nội dung lớn mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phối hợp với Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; khắc phục cho được tình trạng gửi tài liệu, hồ sơ đến đại biểu Quốc hội chậm…

Tiếp theo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quóc hội đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu tài liệu, phát huy kết quả những phiên họp trước, phát biểu sâu và liên tục cho ý kiến để phiên họp thường kỳ tháng 7 có kết quả tốt nhất.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

6 tháng đầu năm 2024, kỷ luật 66 người đứng đầu liên quan đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực
6 tháng đầu năm 2024, kỷ luật 66 người đứng đầu liên quan đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Đó là thông tin từ Hội nghị trực tuyến giao ban 6 tháng đầu năm 2024 hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh do Ban Nội chính Trung ương tổ chức.

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân

Mục tiêu của Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân; Đến năm 2030, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Hình thành đồng bộ hệ thống khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch; Hướng tới đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050...

Chuyên gia công nghệ trao đổi về xác thực sinh trắc học chống lừa đảo chuyển tiền
Chuyên gia công nghệ trao đổi về xác thực sinh trắc học chống lừa đảo chuyển tiền

Giao dịch từ 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày phải xác thực sinh trắc học? Vậy, tài khoản ngân hàng liệu có được bảo vệ tốt hơn, những vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền liệu có thể được ngăn chặn và người dùng sẽ cần làm gì để hoạt động giao dịch, thanh toán được đảm bảo thông suốt… là những băn khoăn của nhiều người tiêu dùng/khách hàng.

Bà Rịa – Vũng Tàu: GRDP tăng 9,18% xếp thứ 8/63 tỉnh, thành
Bà Rịa – Vũng Tàu: GRDP tăng 9,18% xếp thứ 8/63 tỉnh, thành

Đó là thông tin vừa được ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) cho biết tại buổi họp thông tin báo chí về tình hình phát triển KT-XH, QPAN 6 tháng đầu năm 2024 vào sáng nay 8/7/2024.

DIC Corp (DIG): Chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh cho CTCP Đầu tư Phát triển Tầm nhìn DIC
DIC Corp (DIG): Chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh cho CTCP Đầu tư Phát triển Tầm nhìn DIC

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG - sàn HOSE) thông qua kế hoạch bán một phần dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh cho công ty do con gái Chủ tịch HĐQT làm đại diện.

Công an TP Hà Nội yêu cầu 22 chung cư mini, 16.479 nhà trọ dừng hoạt động
Công an TP Hà Nội yêu cầu 22 chung cư mini, 16.479 nhà trọ dừng hoạt động

Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức kiểm tra đối với 193 cơ sở chung cư mini trên địa bàn; tạm đình chỉ 14 trường hợp, 4 trường hợp đang bị đình chỉ hoạt động. Lực lượng chức năng yêu cầu 22 cơ sở dừng hoạt động.