Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phòng chống, ngăn chặn phân bón giả: Cùng hành động và hành động quyết liệt hơn!

Thống kê, mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 2,6 tỷ USD từ phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Tác động tiêu cực của phân bón giả, phân bón kém chất lượng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế, an ninh lương thực.

Hậu quả khôn lường

Thực tế, thiệt hại và hậu quả chưa thể đo đếm được do phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây ra như làm suy kiệt sức sống của cây trồng dẫn đến giảm năng suất cây trồng, cây yếu sẽ bị sâu bệnh tấn công nhiều hơn khiến việc tăng thêm chi phí cho phòng và trị sâu bệnh hại, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và chất lượng nông sản.

Đất đai bị thoái hóa, suy giảm dinh dưỡng, dễ bị rửa trôi, do phải chứa đựng, hấp thụ những chất độc hại mà cây trồng không hấp thụ được; sản lượng, chất lượng nông sản bị giảm sút, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, các mặt hàng nông sản Việt Nam đang hướng tới thị trường quốc tế, sẽ không đảm bảo chất lượng, việc xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phân bón giả, kém chất lượng còn ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm môi trường tại địa bàn sản xuất. Nó gây rối loạn thị trường, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN, đặc biệt ảnh hưởng tới các DN làm ăn chân chính.

Phó trưởng phòng Kinh doanh, Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao), KS. Phạm Đức Thành cho biết, với thương hiệu “Ba nhành cọ xanh”, Supe Lâm Thao là DN sản xuất, kinh doanh phân bón chứa lân có sản lượng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Các sản phẩm phân bón của công ty như supe lân Lâm Thao, lân nung chảy, NPK-S Lâm Thao các loại có chất lượng cao đã được đông đảo bà con nông dân cả nước tín nhiệm, tin dùng, đã và đang được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…

Là thương hiệu nổi tiếng nên sản phẩm của công ty luôn là mục tiêu để các đối tượng làm phân bón giả, nhái, kém chất lượng giả nhãn hiệu của công ty đưa ra thị trường tiêu thụ, trà trộn với sản phẩm chính thống để kiếm lợi.

Kể từ năm 2010 đến nay, Supe Lâm Thao đã phát hiện và phối hợp xử lý hàng trăm vụ làm nhái nhãn mác các sản phẩm phân bón của công ty, hoặc tái sử dụng các bao bì đã qua sử dụng của công ty để đánh lừa người tiêu dùng, trong đó, phổ biến nhất là sản phẩm NPK-S Lâm Thao 5.10.3-8, bởi đây là sản phẩm truyền thống lâu đời của đơn vị.

Supe Lâm Thao là mục tiêu để các đối tượng làm phân bón giảSupe Lâm Thao là mục tiêu để các đối tượng làm phân bón giả

Nỗ lực ngăn chặn

Trước thực trạng phân bón giả, nhái, kém chất lượng vẫn chưa được kiểm soát, gây thiệt hại nghiêm trọng, là nhà sản xuất, kinh doanh phân bón có sản lượng lớn nhất Việt Nam với bề dày gần 58 năm xây dựng và phát triển bền vững, Supe Lâm Thao đã và đang áp dụng nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn nạn phân bón giả, bảo vệ thương hiệu và lợi ích hợp pháp của DN và người nông dân.

Thứ nhất, khẳng định vị trí phát triển bền vững trên thị trường bằng các sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, an toàn thân thiện môi trường và nông sản - giải pháp cơ bản trong cuộc chiến với phân bón giả, nhái, kém chất lượng. Thời gian qua, công ty đã có nhiều giải pháp nghiên cứu khoa học, đưa chất lượng các loại sản phẩm lên tầm cao mới.

Công ty đã nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm phân bón mới với phối liệu tối ưu, công thức sử dụng tối ưu, phù hợp cho từng chủng loại cây trồng trên từng loại đất. Khi người tiêu dùng sử dụng đúng chủng loại phân bón của công ty theo đúng hướng dẫn sử dụng, vừa tiết kiệm chi phí mua phân bón, vừa đảm bảo chất lượng nông sản, lâm sản ở mức cao nhất.

Thứ hai, tiến hành bảo hộ nhãn hiệu với logo là 3 nhành cọ xanh, bên dưới có chữ Lâm Thao tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN); áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

Thứ ba, xây dựng được hệ thống phân phối sản phẩm từ các nhà phân phối khu vực đến các cửa hàng bán lẻ trực tiếp cho nông dân trên toàn quốc. Tại các cửa hàng trong hệ thống phân phối, công ty có biển hiệu ghi rõ “Cửa hàng bán phân bón Lâm Thao bảo vệ người tiêu dùng”, đồng thời có một số cảnh báo về phân bón giả, nhái, kém chất lượng.

Thứ tư, tăng cường quảng bá sản phẩm phân bón trên các phương tiện truyền thông.

Thứ năm, tham dự các hội nghị, triển lãm chuyên ngành, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các sự kiện liên quan đến phân bón, thiết kế các pano, banner, nhận diện hàng thật, phân biệt hàng giả và hàng kém chất lượng.

Thứ sáu, mỗi năm, công ty trực tiếp tổ chức hàng trăm hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao xuống các thôn, xã nhằm trang bị kiến thức cho hàng trăm nghìn bà con nông dân về hướng dẫn cách sử dụng phân bón cho các loại cây trồng theo khoa học, cách phân biệt mẫu mã, bao bì, tem, dấu, màu sắc… của các sản phẩm phân bón Lâm Thao so với phân bón giả, nhái, kém chất lượng; giới thiệu địa chỉ, tên gọi của hệ thống các cửa hàng bán phân bón Lâm Thao tại địa phương.

Trong cuộc chiến này, công ty đang gặp phải một số khó khăn nhận diện về sản xuất phân bón giả, nhái, kém chất lượng diễn ra hết sức tinh vi với nhiều thủ đoạn, chiêu trò. Các đối tượng đánh vào sự hám lợi của một số đại lý, cửa hàng đã vì lợi nhuận (do phân bón giả có giá thành thấp nên đã chi thù lao cho người bán hàng cao) mà tiếp tay cho hành vi sản xuất, tiêu thụ phân bón giả, nhái, kém chất lượng.

Mặt khác, do nhận thức của người dân nhiều nơi, nhất là bà con nông dân vùng sâu, vùng xa, còn hạn chế, không phân biệt được phân bón thật, phân bón giả, kém chất lượng, thêm vào đó là tâm lý ham rẻ nên dễ mua phải sản phẩm này.

Cần sự chung tay

Nhằm hạn chế vấn nạn hàng giả, nhái, kém chất lượng, Supe Lâm Thao mong muốn, phía cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng điều chỉnh các điều và khoản của luật và văn bản dưới luật có liên quan tới ngành sản xuất phân bón, nhưng chưa thực sự phù hợp.

Cụ thể, Luật Thuế GTGT 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế điều chỉnh thuế GTGT (có hiệu lực từ 1/1/2015). Theo đó, mặt hàng phân bón từ đối tượng chịu thuế GTGT 5% sang mặt hàng không chịu thuế, chứ không phải giảm thuế GTGT xuống 0%.

Công ty vẫn phải chịu thuế đầu vào mà không được khấu trừ. Phần thuế GTGT đầu vào của các nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và cho đầu tư, sửa chữa máy móc thiết bị không được khấu trừ phải đưa vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm phân bón lên 3 - 4% giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm phân bón Lâm Thao. Cùng với đó là cơ hội để một số DN sản xuất phân bón giả, nhái xâm nhập thị trường với giá bán rẻ và chiết khấu khuyến mãi hấp dẫn do chi phí sản xuất thấp.

Cần thiết xây dựng quy hoạch ngành phân bón. Để thị trường phân bón được ổn định, tạo môi trường kinh doanh hài hòa lợi ích giữa DN sản xuất và người sử dụng phân bón, cần phải có vai trò của các cơ quan chức năng, Bộ Công Thương, ngành nông nghiệp. Sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả - sẽ bảo vệ được nhà sản xuất chân chính, bảo vệ được người nông dân sử dụng phân bón.

Hiện nay, việc quản lý phân bón đã được thống nhất giao cho Bộ NN&PTNT quản lý theo NĐ 108/2017 NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/9/2017). Điều này, rất thuận lợi trong việc chống nạn phân bón giả, nhái, kém chất lượng. Tuy nhiên, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan quản lý nhà nước như sở NN&PTNT, chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố… Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp phép sản xuất, khảo nghiệm, cấp giấy chứng nhận hợp quy các loại phân bón vô cơ và hữu cơ.

Giám sát, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh các loại phân bón trên thị trường; xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh các loại phân bón giả, nhái, kém chất lượng. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho các DN sản xuất, đại lý kinh doanh phân bón, các hộ nông dân về các quy định của Nhà nước về quản lý phân bón, các tiêu chuẩn kỹ thuật của phân bón.

Đối với các DN sản xuất, kinh doanh phân bón, phải sản xuất các loại phân bón có chất lượng tốt, giá bán hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà sản xuất, hệ thống phân phối và người nông dân. Xây dựng hệ thống phân phối bán hàng khép kín, có chính sách hậu bán hàng tốt. Trang bị kiến thức cho bà con nông dân về nhận diện thương hiệu, sản phẩm và hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật…

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.