Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao thị trường phân bón giả, kém chất lượng vẫn sống khỏe?

việc sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, kéo theo đó là tình trạng phân bón giả, nhái, kém chất lượng cũng mặc sức tung hoành...

Cung vượt quá cầu

Theo Bộ NN&PTNT, nhu cầu tiêu thụ phân bón trên cả nước 10-10,5 triệu tấn/năm các loại, nhưng thực tế khả năng sản xuất trong nước lên đến khoảng 30 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng sản xuất trong nước lên đến 30 triệu tấn. Riêng phân bón NPK, các doanh nghiệp (DN) sản xuất gấp 5 lần so với nhu cầu. Cung vượt quá cầu, dẫn đến việc cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường phân bón. Theo đó, phân bón giả, nhái, kém chất lượng cũng xuất hiện tràn lan...

Theo ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết tại Hội thảo “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam nguy cơ, thách thức và giải pháp” được tổ chức ngày 19/10, riêng phân NPK chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước với số lượng khoảng 5 triệu tấn. Thế nhưng khả năng sản xuất phân NPK trong nước lên đến 25 triệu tấn (gấp 5 lần) so với nhu cầu. Như vậy, sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) chủ yếu tập trung vào phân NPK, và đối tượng cần quản lý chính là phân NPK.

Vì sao thị trường phân bón giả, kém chất lượng vẫn sống khỏe? - Hình 1

Phân bón kém chất lượng hoành hành, người bị thiệt nhất là nông dân. Ảnh minh họa

Trên thực tế, phân bón NPK giả có 2 hình thức: Vi phạm SHTT và gian lận thương mại (gồm sản phẩm kém chất lượng; hoặc ghi nhãn hàng hóa mập mờ thương hiệu để người tiêu dùng (NTD) dễ bị nhầm lẫn). Thường thì các đối tượng ít dám sản xuất phân bón giả, bởi vì sợ “dính” vào tội hình sự. Còn hình thức gian lận thương mại, hiện chỉ bị xử phạt hành chính nên các đối tượng thực hiện rất phổ biến.

“Thực tế, các đơn vị trong tập đoàn của chúng tôi sản xuất phân NPK chỉ đạt được lợi nhuận trước thuế 5%/doanh số, riêng Supe Lâm Thao bây giờ cũng chỉ đạt 2-2,5%. Như vậy, lợi nhuận là rất thấp, nhưng tại sao phân bón giả, kém chất lượng lại làm nhiều như vậy. Câu trả lời đó là do lợi nhuận rất cao, siêu lợi nhuận, khi làm phân bón kém chất lượng”, ông Chuyên thông tin.

Các DN sản xuất phân bón cho rằng, rất lo ngại vấn nạn phân bón là hàng nhái, kém chất lượng bởi hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm hàng giả, kém chất lượng là rất ít cùng với sự nhập nhèm trong công bố hàm lượng, mẫu mã bao bì để qua mặt người dân và cơ quan quản lý.

Phân bón NPK bị rất nhiều DN làm nhái, phổ biến nhất là cách lách nhãn hiệu hàng hóa. Để bán được nhiều, các DN sản xuất hàng nhái, kém chất lượng, đã “dụ” các đại lý, nhà phân phối, mức ưu đãi cao vượt trội so với sản phẩm thật.

Vì hám lợi, không ít đại lý đã hướng nông dân mua những sản phẩm kém chất lượng. Thậm chí, nhiều đại lý không nhập phân bón thật mà chỉ nhập toàn phân bón giả, nhái, hàng kém chất lượng về bán cho nông dân.

Lỏng lẻo trong công tác quản lý?

Trong khi đó, người nông dân do thiếu kiến thức trong việc phân biệt hàng giả, hàng thật, chỉ biết đặt niềm tin hoàn toàn vào các đại lý. Chính vì niềm tin đặt không đúng chỗ, có nhiều vụ phân bón giả, kém chất lượng đã giết chết cây trồng của người nông dân đã bị phát hiện.

Tại Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, đối tượng sử dụng bột đá màu xám làm giả Supe lân Lâm Thao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người trồng cà phê...

Chính vì vậy, phân bón giả, nhái, kém chất lượng không chỉ gây nguy hại đối với cây trồng mà khiến đất đai bị thoái hóa, hấp thụ những chất độc hại mà cây trồng không hấp thu được, làm sản lượng nông sản bị giảm sút, mất an toàn về VSTP...

Theo đại diện Bộ NN&PTNT, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó phân vô cơ chiếm khoảng 90%, phân hữu cơ và các loại phân bón khác chiếm khoảng 10%. Trung Quốc là nhà cung cấp phân bón lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 50% lượng phân bón nhập khẩu. Do thị trường có nhu cầu cao về phân bón, công tác quản lý còn lỏng lẻo nên nhiều đối tượng đã lợi dụng để sản xuất, nhập lậu phân bón kém chất lượng để bán cho nông dân kiếm lời.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) nhỏ làm ra các loại phân bón chất lượng kém theo kiểu “không giống ai”. Theo đó, họ thường có chiêu thức làm giả các thông số kỹ thuật trên bao bì, khiến người nông dân nhầm lẫn. “Ví dụ, họ ghi hàm lượng là 20/20/15, bà con nhìn vô tưởng là 20% đạm, 20% lân, 15% kali. Nhưng thực chất, thông số 15% không phải kali mà là 15% silic”, ông Phong nói.

Sản xuất ra những loại phân kiểu như trên tốn ít kinh phí, nhưng thông qua cách lừa này, họ bán giá đắt như các loại phân tiêu chuẩn khác để hưởng lợi chênh lệch. Theo ông Phong, những DN này sẵn sàng chi hoa hồng nhiều cho các đại lý, thậm chí họ chỉ thu tiền trước 50% khi bán cho nông dân. Nhưng thực ra, thu xong 50% là họ đã có lời. Sau đó, họ sẵn sàng xóa tên công ty nếu bị phát hiện.

Đối với những công ty lớn, thường ít bị làm giả vì họ có đội ngũ phát triển thị trường đông đảo tỏa đi khắp nơi, nếu phạt hiện làm giả sẽ báo cáo để công ty có hướng xử lý, sản phẩm có mã vạch, mã số riêng để tự kiểm soát. Khó kiểm soát nhất vẫn là một số doanh nghiệp nhỏ vi phạm, họ sản xuất phân kém chất lượng rồi tung ra thị trường đặc biệt là  thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa, lợi dụng sự ít hiểu biết của bà con nông dân để kiếm lời.

Thực tế phân bón có sự quản lý chồng chéo, phân vô cơ của Bộ Công Thương, phân hữu cơ của Bộ NN&PTNT. Sự chồng chéo đó dẫn đến việc cấp phép tràn lan, cấp xong không có cơ chế giám sát hiệu quả, để các DN tự sản xuất phân gian dối rồi đưa ra thị trường.

Qua việc kiểm tra ở TP HCM, riêng huyện Bình Chánh đã có tới 34 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó rất nhiều cơ sở nhếch nhác, sản xuất không đúng quy định. “Một thực tế không chấp nhận được, nhưng phải rất nhiều lần đoàn kiểm tra cương quyết làm việc, không dưới 6 lần thì mới xử lý được vài cơ sở vi phạm..."

Để xảy ra tình trạng trên do cơ quan cấp phép không làm đúng trách nhiệm. Cấp phép xong để đấy, thiếu kiểm tra, giám sát, xử lí các DN sản xuất gian dối. QLTT chỉ là đơn vị “ngọn”, sau khi phân giả, phân kém chất lượng được tuồn ra thị trường mới kiểm tra. Do đó, để hạn chế tình trạng phân bón kém chất lượng tung hoành, cần làm nghiêm ngay từ khâu cấp phép, giám sát DN hoạt động.

Nhiều Đại biểu Quốc hội cũng bức xúc khi nghe dân kêu phân bón giả, kém chất lượng. Hiện nay Việt Nam có quá nhiều loại phân bón, hàng nghìn loại; trong khi đất nước phát triển nông nghiệp như Thái Lan chỉ có hơn 100 loại. Từ đó cho thấy rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần chuẩn hóa phân bón về số lượng, chất lượng, tạo cơ sở pháp lý để quản lí tốt hơn, tránh nạn phân bón kém chất lượng hoành hành trên thị trường như hiện nay.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?

Tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét phân hạng với khả năng tái phân hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp và sẽ được cập nhật về trạng thái danh sách chờ xét phân hạng trong kỳ cập nhật vào tháng 9/2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Đó là một trong những mục tiêu tại Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.