# phân bón giả
Đắk Nông: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng hoành hành - ai chịu trách nhiệm?
Dư luận có quyền đặt câu hỏi trách nhiệm thuộc bên nào trước tình trạng phân bón giả kém chất lượng tràn lan trên thị trường trong thời gian vừa qua.
Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng
Hàng loạt doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vừa vị cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý như: phân bón Tiến Nông NPH Si của Công ty CP Nông nghiệp Tiến Nông; Phân bón Tùng Humic của Công ty CP SX TM DV Ngọc Tùng; Phân bón Umat Magne sium Sulphat do Công ty TNHH MTV phân bón Phú Định....
Bức bối với nạn thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng tràn làn thị trường
Thuốc bảo vệ thực vật giờ đã quá quen thuộc với nông dân bởi mùa vụ nào nó cũng được bà con sử dụng. Thế nhưng bà con có thể dễ dàng phân biệt được đâu là thuốc thật, đâu là thuốc giả hay không? Khi mà tình trạng gian lận của các doanh nghiệp đang ngày càng phổ biến.
Thanh Hóa: Chống buôn lậu kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng
Cuối năm 2018, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Long An: Kiểm soát chặt mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Hiện trên địa bàn tỉnh Long An có 150 cơ sở sản xuất, gia công phân bón (vơ cơ và hữu cơ), 45 cơ sở sản xuất, sang chiết thuốc bảo vệ thực vật và 980 cơ sở, đại lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Công khai kiểm tra, xử lý DNSXKD phân bón vi phạm - nâng cao hiệu quả giám sát của người dân
Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với phân bón trong Kế hoạch số 1239/KH-BCĐ389 của BCĐ 389/QG, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương phối hợp tốt với các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương thường xuyên, kịp thời đưa tin, đăng bài công khai về các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các sai phạm để nâng cao hiệu quả giám sát của người dân.
Thủ đoạn sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng rất tinh vi
Phát biểu tại Tọa đàm trực tuyến “Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành Phân bón” - do Báo Nhân dân tổ chức ngày 19/10/2018, Phó chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia, Đại tá Đỗ Ngọc Cảnh cho rằng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ diễn ra khá phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước.
Vì sao thị trường phân bón giả, kém chất lượng vẫn sống khỏe?
việc sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, kéo theo đó là tình trạng phân bón giả, nhái, kém chất lượng cũng mặc sức tung hoành...
Hải quan Quảng Ninh: Chống buôn lậu mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, Cục Hải quan Quảng Ninh tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.
Long An: Tăng cường kiểm tra mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Long An diễn ra bình thường, các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón. Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn phát hiện các trường hợp sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Nhiễu loạn phân bón: Chớ khoanh tay!
Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn vụ buôn bán và vận chuyển phân bón giả, phân bón kém chất lượng, phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ…
Hà Tĩnh: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm về phân bón, thuốc BVTV
Trong 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý hàng loạt vụ vi phạm liên quan đến phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Nhiều vụ việc SXKD thuốc, dược phẩm, thực phẩm kém chất lượng gây bức xúc dư luận
Tại các đô thị, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đáng chú ý nổi lên tình trạng sản xuất, tiêu thụ dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ ăn, nước uống giả, kém chất lượng, gây bức xúc đối với quần chúng nhân dân.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Theo đó, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100 triệu đồng, đối với tổ chức là 200 triệu đồng.
Nói không với phân bón giả!
Mặc dù các lực lượng chức năng đã tích cực vào cuộc, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, nhưng tình hình buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới.
Bộ Tư pháp cho rằng Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả
“Căn cứ quy định tại điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về việc xác định hàng giả, Bộ Tư pháp cho rằng, hành vi sản xuất 19 loại phân bón (đã được giám định 02 lần) của Công ty CP SX&TM Thuận Phong là hành vi sản xuất phân bón giả” – đây là nội dung quan trọng được Bộ Tư pháp nêu trong văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ liên quan đến vụ việc tại Công ty Thuận Phong.
Thương hiệu Supe Lâm Thao & Nỗi niềm trăn trở
Trở lại Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) một ngày cuối thu nắng vàng như rót mật, tôi gặp lại những ánh mắt vui tươi, nhưng cũng không giấu nổi sự trăn trở khi nói đến câu chuyện kinh doanh - bởi thực tế thị trường phân bón “vàng thau lẫn lộn”…
Vụ Thuận Phong: “Cân nhắc gì những hơn 2 năm chưa xong?”
Tranh luận tại hội trường sáng nay, ĐB Nguyễn Sĩ Cương (Đoàn Ninh Thuận) bày tỏ sự bức xúc khi vụ việc Thuận Phong tới giờ vẫn chưa được xử lý. Trước quan điểm của ĐB cho rằng cần cân nhắc vì lo ngại ảnh hưởng tới uy tín của DN, ĐB Cương cho rằng “cân nhắc gì những hơn 2 năm vẫn chưa xong?”.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Theo quy định pháp luật, phân bón Thuận Phong là giả
Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận sáng nay 2/11, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay, “về kết quả giám định chất chính trong thành phần phân bón, các cơ quan chức năng thống nhất thành phần chính là chất chính dưới 70%, nên chưa đạt, theo quy định của pháp luật là giả”.
Quy định mới về quản lý phân bón
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.